(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Nông Cống tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp (CN), phát triển làng nghề, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển CN, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp, HTX, cá nhân đầu tư phát triển CN, TTCN đạt hiệu quả kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động. Hiện các doanh nghiệp đang tiếp tục đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng lực sản xuất; các cụm CN trên địa bàn đã và đang được các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, cá nhân quan tâm tìm hiểu để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Huyện Nông Cống quy hoạch, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Thời gian qua, huyện Nông Cống tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp (CN), phát triển làng nghề, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển CN, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp, HTX, cá nhân đầu tư phát triển CN, TTCN đạt hiệu quả kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động. Hiện các doanh nghiệp đang tiếp tục đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng lực sản xuất; các cụm CN trên địa bàn đã và đang được các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, cá nhân quan tâm tìm hiểu để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Huyện Nông Cống quy hoạch, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Công nhân Công ty TNHH Giày Kim Việt đóng tại (thị trấn Nông Cống) trong ca sản xuất.

Trong quá trình phát triển, huyện Nông Cống đã tập trung rà soát, đưa vào quy hoạch, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt các cụm CN trên địa bàn. Đi đôi với đó, huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm CN nhằm tạo thuận lợi thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động... Đến nay, huyện Nông Cống đã quy hoạch, phát triển 5 cụm CN, như cụm CN Hoàng Sơn, diện tích 4,34 ha và đã thu hút 16 doanh nghiệp, cơ sở đầu tư sản xuất, kinh doanh. Cụm CN Trường Sơn, diện tích 22,93 ha, thu hút đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, cơ khí, hàng thủ công mỹ nghệ và dệt may. Hiện đang triển khai lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh và đã có một doanh nghiệp đang làm thủ tục đầu tư lĩnh vực may mặc. Cụm CN thị trấn Nông Cống, diện tích quy hoạch phát triển CN là 165 ha đến năm 2030 và đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng diện tích 42,5 ha giai đoạn đầu; thu hút đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, cơ khí, hàng thủ công mỹ nghệ và dệt may. Hiện cụm CN này đang triển khai lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, đã có 2 doanh nghiệp vào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giày da và sửa chữa ô tô, tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động... Cụm CN Tân Thọ, tại hai xã Tân Thọ và xã Tân Phúc, diện tích 44,5 ha, thu hút đầu tư các ngành nghề sản xuất hàng chăn ga, thảm dệt, thiết bị y tế; sản xuất giấy; thời trang may mặc và giày da, nội thất, điện, điện tử, cơ khí, chế biến nông sản, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thức ăn gia súc, gia cầm; các ngành nghề phụ trợ ngành công, nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm... và các ngành nghề khác có liên quan theo quy định của pháp luật... Cụm CN Tượng Lĩnh, quy hoạch 49,8 ha; trong tổng số 35 ha đất CN đã có doanh nghiệp thuê đất hoặc đăng ký thuê đất 17 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 62,8%... Ngoài ra, trên cơ sở phát triển các cụm CN gắn với trục đường giao thông từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn, UBND huyện đang chỉ đạo các phòng có liên quan phối hợp với UBND các xã có tuyến đường đi qua, rà soát quỹ đất để quy hoạch cụm CN phù với với phát triển kinh tế, trên cơ sở đó kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh và ưu tiên các ngành nghề tạo nhiều việc làm cho người lao động... Tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng sản xuất CN trên địa bàn huyện Nông Cống tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất CN năm 2021 đạt 3.401,8 tỷ đồng, đạt 105,8% kế hoạch, tăng 28,4% so với cùng kỳ. 2 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất CN trên địa bàn huyện đạt hơn 665 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.

Đi đôi với phát triển CN, Ban chỉ đạo phát triển TTCN huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đơn vị bao tiêu sản phẩm và các HTX TTCN, các tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả các giải pháp duy trì, phát triển làng nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động. Hiện trên địa bàn huyện Nông Cống có các làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận, gồm làng nghề nón lá, chủ yếu tại các xã Trường Giang, Trường Sơn, Trường Minh; làng nghề làm hương bài tại Quyết Thắng, xã Vạn Thắng; làng nghề làm miến gạo Tân Giao, xã Thăng Long; nghề mộc tại xã Thăng Thọ... Sản xuất TTCN và sản phẩm các làng nghề phát triển ổn định, chất lượng sản phẩm được nâng lên; các ngành nghề TTCN được duy trì, mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho khoảng 17.300 lao động, thu nhập bình quân từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng/người/tháng.

Đồng chí Nguyễn Lợi Đức, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, cho biết: Phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua, thời gian tới, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; đồng thời, phát huy tốt các cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển sản xuất, kinh doanh. Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, nhất đối với các ngành, lĩnh vực có lợi thế như giày da, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, chế biến nông sản... Đi đôi với đó, huyện tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng tại các cụm CN trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới để dành quỹ đất phát triển CN, TTCN, ngành nghề nhằm phát huy lợi thế của các tuyến đường giao thông đối ngoại trên địa bàn, như: tuyến đường từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn qua địa bàn, đường Nông Cống - Quảng Xương, các điểm đấu nối vào đường bộ cao tốc Bắc - Nam, các tuyến đường tỉnh 525, 505... Đồng thời, thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động, bảo đảm môi trường, như chế biến thức ăn gia súc, nông sản, thủy sản, dược liệu; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp... Tập trung chỉ đạo phát triển TTCN gắn với các làng nghề, làng nghề truyền thống, tiếp tục nhân cấy nghề mới với những sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể, HTX, đẩy mạnh liên kết, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Đi đôi với đó, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thống kê, phân loại lao động, có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp cho từng giai đoạn. Đồng thời, rà soát số người đã học nghề, nhưng chưa làm nghề và thông qua đó, vận động học bổ túc tay nghề để quay lại sản xuất. Đối với các xã, các làng đã có nghề cần tiếp tục duy trì và phát triển về số lượng, chất lượng của người lao động; tuyển dụng các lao động có tay nghề khá, đi học các lớp nâng cao tay nghề để trở thành giáo viên, người kiểm tra hàng, sản xuất hàng mẫu... Ổn định và duy trì mạng lưới đào tạo nghề TTCN, tập trung các nhóm nghề đang có sản phẩm tiêu thụ lớn và ổn định, như mây tre đan xuất khẩu, chao đèn, chậu hoa, mây giang xiên, các nghề truyền thống. Ngoài ra, huyện khuyến khích các hộ gia đình sản xuất hàng TTCN thành lập HTX TTCN để tương tác, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động và phấn đấu mỗi làng nghề, mỗi nghề thành lập ít nhất được một HTX TTCN. Lựa chọn, bồi dưỡng, hỗ trợ một số hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, năng động làm nòng cốt nhằm thu hút lao động nhàn rỗi trên địa bàn, dần hình thành các cụm, điểm sản xuất hàng TTCN bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh năng động, đạt hiệu quả kinh tế.

Bài và ảnh: Xuân Hùng


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]