(Baothanhhoa.vn) - Đối với các công trình vi phạm quy định về PCCC đưa vào sử dụng sau thời điểm Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực, các chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình xây dựng kế hoạch, thời gian thực hiện và tổ chức thực hiện việc khắc phục nhằm đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật về xây dựng, PCCC để đảm bảo an toàn cho người, tài sản và công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.

Hướng dẫn xử lý đối với các công trình không đảm bảo an toàn PCCC

Đối với các công trình vi phạm quy định về PCCC đưa vào sử dụng sau thời điểm Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực, các chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình xây dựng kế hoạch, thời gian thực hiện và tổ chức thực hiện việc khắc phục nhằm đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật về xây dựng, PCCC để đảm bảo an toàn cho người, tài sản và công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.

Hướng dẫn xử lý đối với các công trình không đảm bảo an toàn PCCC

Lực lượng chức năng kiểm tra thiết bị chữa cháy tại một cơ sở trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. (Ảnh: Đỗ Đức)

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản giao các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực thực hiện các nội dung chỉ đạo của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xử lý đối với các công trình không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC).

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ tại các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và của tỉnh liên quan đến công tác PCCC, việc xử lý các công trình không đảm bảo yêu cầu về PCCC trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo cụ thể đối với từng trường hợp công trình được đưa vào sử dụng trước và sau khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực thi hành.

Theo đó, đối với các công trình không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật số 27/2001/QH10 có hiệu lực, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 14-3-2022 và Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 15-1-2023 của UBND tỉnh, trong đó cần xem xét, tham khảo các giải pháp kỹ thuật về PCCC bổ sung, tăng cường đã được Cục Cảnh sát PCCC&CNCH - Bộ Công an hướng dẫn tại văn bản số 1684/C07-P4 ngày 21-7-2021 để báo cáo UBND tỉnh hoặc đề xuất UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh bổ sung, sửa đổi các giải pháp xử lý cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng chuyên môn về xây dựng trực thuộc phối hợp với Sở Xây dựng, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan hướng dẫn, phối hợp với các chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình thực hiện việc điều chỉnh thiết kế kiến trúc, kết cấu, công năng công trình, giấy phép xây dựng, quy hoạch xây dựng liên quan đến các giải pháp tăng cường PCCC cho phù hợp với các quy định hiện hành. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình cam kết thực hiện việc khắc phục các tồn tại, quá trình khắc phục cần đảm bảo an toàn cho người và công trình lân cận, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và các pháp luật có liên quan. Thực hiện kiểm tra việc khắc phục các tồn tại của các chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo thẩm quyền.

Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nhà ở, chương trình cải tạo, chỉnh trang đô thị để từng bước giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại về PCCC đối với các công trình xây dựng.

Đối với các công trình vi phạm quy định về PCCC đưa vào sử dụng sau thời điểm Luật số 27/2001/QH10 có hiệu lực, Chủ tịch UBND tỉnh giao Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, UBND các huyện thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tăng cường kiểm tra, hướng dẫn và xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về PCCC. Yêu cầu các chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình xây dựng kế hoạch, thời gian thực hiện và tổ chức thực hiện việc khắc phục nhằm đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật về xây dựng, PCCC để đảm bảo an toàn cho người, tài sản và công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.

Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục đối với các trường hợp công trình có tồn tại, vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý. Trường hợp cần thiết, báo cáo UBND tỉnh hoặc đề xuất UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh để được xem xét, quyết định, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng theo thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt. Trường hợp công trình chuyển đổi công năng thì phải thực hiện việc điều chỉnh thiết kế xây dựng, thiết kế PCCC theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về PCCC và các pháp luật có liên quan. Hướng dẫn, yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình trên địa bàn quản lý thực hiện việc bảo trì công trình, bảo trì hệ thống, thiết bị PCCC theo đúng quy định, đặc biệt đối với công trình đã đưa vào khai thác sử dụng lâu năm nhằm đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn vận hành và an toàn cháy, nổ cho các công trình.

TS


TS

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]