(Baothanhhoa.vn) - Ra đời trong bối cảnh đất nước đang oằn mình dưới chế độ áp bức thực dân nửa phong kiến, do vậy, suốt hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ lúc đánh đuổi ngoại xâm đến khi xây dựng nền độc lập và nâng cao uy tín, vị thế quốc gia – dân tộc trên trường quốc tế, với tư duy và tầm nhìn chiến lược, Đảng ta luôn đặc biệt đề cao, coi trọng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, đồng thời xem đây là nền tảng căn bản và vững chắc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay.

10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (Bài 2): Phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo nền tảng căn bản, vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Ra đời trong bối cảnh đất nước đang oằn mình dưới chế độ áp bức thực dân nửa phong kiến, do vậy, suốt hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ lúc đánh đuổi ngoại xâm đến khi xây dựng nền độc lập và nâng cao uy tín, vị thế quốc gia – dân tộc trên trường quốc tế, với tư duy và tầm nhìn chiến lược, Đảng ta luôn đặc biệt đề cao, coi trọng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, đồng thời xem đây là nền tảng căn bản và vững chắc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay.

10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (Bài 2): Phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo nền tảng căn bản, vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcMột tiết học biên cương do Đồn Biên phòng Tén Tằn tổ chức. Ảnh: Lê Dung

Nhận thức sâu sắc và toàn diện chiến lược bảo vệ Tổ quốc

Kế thừa những bài học quý giá từ lịch sử dựng nước và giữ nước ngàn năm của ông cha ta và từ thực tiễn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày nay, Đảng ta đã đề ra những quan điểm cơ bản, nhất quán để chỉ đạo công tác quốc phòng, an ninh nói riêng, bảo vệ Tổ quốc nói chung. Ngay từ Đại hội II (tháng 9-1960), Đảng đã khẳng định: “Trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đi đôi với phát triển kinh tế và văn hóa, phải chú trọng củng cố quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang Nhân dân hùng mạnh”. Đến Đại hội IV (tháng 12-1976), Đảng đã xác định chủ trương củng cố và tăng cường quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội, đồng thời chỉ rõ: “... bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo Tổ quốc”...

Đặc biệt, đến Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX và nhất là Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đã và đang được triển khai hiện nay, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh càng được nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn. Theo đó, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh không chỉ là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; mà còn bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ nền văn hóa, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa... Từ sự định hướng đó, trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh một cách toàn diện, kiên quyết và đạt được nhiều thành tựu, mà thành tựu cơ bản và bao trùm nhất là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội...

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ rất sớm, Thanh Hóa đã được xác định là địa bàn đóng vai trò chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh. Chính vì lẽ đó, trong 10 năm (2013-2022) thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 8), mặc dù có những thời cơ, thuận lợi và đối diện với không ít khó khăn, thách thức đan xen; song với sự nỗ lực, quyết tâm lớn, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nghiêm túc, đồng bộ, bài bản và đạt được nhiều thành quả quan trọng.

Ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai nghị quyết đến đội ngũ cán bộ chủ chốt toàn tỉnh. Đồng thời, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 58-CTr/TU ngày 23-6-2014 về thực hiện nghị quyết. Hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đều ban hành nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong toàn tỉnh; ban hành Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 4-11-2016 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ trong tình hình mới; về diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2017, năm 2022 và ban hành nhiều văn bản để triển khai các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương.

Ngoài ra, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 8 và Chương trình hành động số 58-CTr/TU của Tỉnh ủy... Qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và đông đảo Nhân dân về chủ trương, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời, khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân tham gia bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân, biên phòng toàn dân; xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Đảng mạnh để lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Xác định, để giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, thì trước hết và quyết định là Đảng phải mạnh. Do vậy, trong một thập kỷ triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ năm 2013 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quán triệt, triển khai nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Trung ương về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; đồng thời ban hành 11 nghị quyết, 24 chỉ thị, 54 kết luận, 30 quyết định, quy định và 1.047 công văn về công tác xây dựng để triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ.

10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (Bài 2): Phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo nền tảng căn bản, vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcVăn hóa là một nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững (trong ảnh: Lễ hội Lam Kinh 2022).

Cùng với đó, Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng đã tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo sự chuyển biến rõ nét về công tác xây dựng Đảng trên các mặt công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức, dân vận, kiểm tra giám sát và phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và toàn Đảng bộ. Thực hiện Nghị quyết Trung ương XI, XII và Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các cấp ủy đảng triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Đặc biệt, thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có năng lực, phẩm chất, là hạt nhân chính chính trị ở địa phương, đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Hiện toàn tỉnh có 78.642 cán bộ, công chức, viên chức; 7.898 cán bộ lãnh đạo, quản lý (trong đó, diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có 596 đồng chí). Công tác phát triển đảng viên được quan tâm, hàng năm kết nạp trên 4.000 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên của toàn Đảng bộ lên 230.741 đảng viên (đứng thứ 3 cả nước). Năm 2014, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành việc “xóa” thôn, bản “trắng” chi bộ và “trắng” đảng viên.

Những năm qua, bộ máy chính quyền các cấp được xây dựng vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. HĐND các cấp đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; phát huy vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Cơ quan hành chính các cấp được kiện toàn, sắp xếp lại theo hướng “tinh gọn, hiệu quả”. UBND các cấp đã tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực; hiệu quả điều hành phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp; xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân... MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội không ngừng củng cố, kiện toàn, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân.

Phát triển bền vững kinh tế - xã hội để củng cố tiềm lực

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”! Thực lực được Người nhấn mạnh ở đây chính là tiềm lực, là sức mạnh của đất nước, bao gồm cả sức mạnh chính trị, kinh tế tổng hợp và sức mạnh quốc phòng, an ninh. Thấm nhuần lời dạy của Người, đồng thời quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 8, suốt 10 năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Theo đó, đã chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015, 2016-2020, 2021-2025) và kế hoạch hàng năm, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Kết quả, giai đoạn 2013-2022, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm đạt 9,36% (giai đoạn 2016-2020 đạt 12,1%; năm 2021 GRDP đạt 8,85%; năm 2022 đạt 12,51% và nằm trong nhóm 7 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng cao nhất cả nước).

Quy mô kinh tế đạt 252.672 tỷ đồng (đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố). Tổng huy động vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2013-2022 đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng (năm 2022 đạt 138.919 tỷ đồng). Thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013-2022 đạt gần 195 nghìn tỷ đồng (năm 2022 đạt 48.820 tỷ đồng); GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 2.924 USD/người... Đến năm 2022, toàn tỉnh có 13 đơn vị cấp huyện; 359 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 12 xã, 302 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu... Cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội cũng luôn được tỉnh quan tâm, với nhiều kết quả quan trọng đạt được trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, lao động việc làm, an sinh xã hội, giảm nghèo. Trong đó, riêng công tác giảm nghèo có nhiều chuyển biến đáng kể, giai đoạn 2013–2022, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm trên 2%, đến nay còn 1,52%.

Cùng với phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hóa cũng được tỉnh Thanh Hóa chú trọng, với mục tiêu góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền. Theo đó, tỉnh đã tập trung quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; xác định quan điểm phát triển văn hóa, con người là nền tảng tinh thần của xã hội và đặt nhiệm vụ phát triển văn hóa ngang hàng với phát triển kinh tế. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình phát triển văn hóa; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 82-KL/TU ngày 30-5-2017 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017–2025... Nhờ đó, các giá trị truyền thống được bảo tồn và phát huy; từng bước xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hướng mọi nguồn lực vào mục tiêu xây dựng Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh.

Để bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay, thì một nhiệm vụ quan trọng và có tính quyết định nữa là củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao. Đồng thời, triển khai đồng bộ, toàn diện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, hàng năm cấp ủy, chính quyền các cấp đã nghiêm túc quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đối ngoại, hội nhập quốc tế; đẩy mạnh tuyên truyền về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước đến đông đảo cán bộ, Nhân dân. Công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được đẩy mạnh; các hoạt động hợp tác đầu tư, viện trợ, kết nối thương mại và du lịch diễn ra sôi động. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tiếp và làm việc với nhiều tổ chức quốc tế, các tập đoàn, nhà đầu tư trong và ngoài nước để kêu gọi, giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn. Cùng với đó, quan hệ truyền thống, hợp tác toàn diện với tỉnh Hủa Phăn (Lào) tiếp tục được tăng cường, đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả trên các lĩnh vực... Ngoài ra, tỉnh đã thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác với thành phố Seongnam (Hàn Quốc), tỉnh Mittelsachsen (CHLB Đức), tỉnh Farwaniyah (Cô-Oét), tỉnh Tula (Nga) nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa, du lịch...

Khơi dậy và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã có vô vàn minh chứng về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cũng vì lẽ đó mà sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”. Trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ngày nay, hơn lúc nào hết, càng phải khơi dậy và phát huy hiệu quả sức mạnh vĩ đại này.

Trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, tăng cường dân chủ và đặc biệt là phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo đó, các cấp ủy đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cụ thể, giai đoạn 2013-2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, như cụ thể hóa Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18-11-2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19-6-2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030...

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy đầy đủ quyền làm chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; tạo điều kiện để phát triển tài năng, sức sáng tạo, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng, mang lại lợi ích cho bản thân và cho cộng đồng... Hoạt động của MTTQ, các đoàn thể luôn hướng về cơ sở; chú trọng xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn liền với việc phát huy vai trò, quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, giữ vững kỷ cương trong đời sống xã hội. Nhiều phong trào, mô hình ở cơ sở như “Xây dựng nông thôn mới“, ”Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở“, ”Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc“, ”Đền ơn đáp nghĩa”, quyên góp ủng hộ người nghèo, đồng bào bị thiên tai... đã phát huy vai trò của Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tăng cường khối đại đoàn kết trong Nhân dân.

...

Có thể khẳng định, những thành quả đạt được trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, lãnh thổ, lợi ích của Đảng, quốc gia, dân tộc... Từ đó, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đồng chí Lương Thị Hạnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Quan Sơn: Chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, làm cơ sở để thực hiện thắng lợi Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (Bài 2): Phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo nền tảng căn bản, vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Quan Sơn là huyện miền núi cao biên giới phía Tây của tỉnh, tiếp giáp với các huyện: Viêng Xay và Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào với 84 km đường biên giới, đi qua 16 bản của 6 xã. Do địa hình phức tạp, chia cắt, tình hình di cư tự do, buôn bán trái phép chất ma túy còn diễn biến phức tạp trên tuyến biên giới... đã tác động không nhỏ đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Ý thức được vai trò then chốt của công tác xây dựng Đảng trong thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Quan Sơn đã tập trung chăm lo xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh về mọi mặt. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; lựa chọn, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ đúng người, đúng việc; thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong Nhân dân. Thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang; vận hành đồng bộ, hiệu quả cơ chế lãnh đạo trong xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ; gắn trách nhiệm của các đồng chí cấp ủy địa phương tham gia Đảng ủy Quân sự trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Phân công cấp ủy viên cấp trên và cán bộ huyện về sinh hoạt thường kỳ tại bản, khu phố nhằm trực tiếp nắm bắt và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở... Nhờ đó, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên đã có chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ nói chung và nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng - an ninh nói riêng.

Đồng chí Bùi Thị Cẩm Tú, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Vĩnh Lộc: Khơi dậy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh

10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (Bài 2): Phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo nền tảng căn bản, vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội huyện Vĩnh Lộc đã phát huy sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân; phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực của cán bộ mặt trận, đoàn thể, của đoàn viên, hội viên; tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; xây dựng khu dân cư, xã, thị trấn, cơ quan đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”..., phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của huyện.

Thường xuyên phối hợp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến về tình hình đất nước, quốc phòng - an ninh cho đoàn viên, hội viên, Nhân dân, giúp cho các tầng lớp Nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, tham gia đấu tranh, phản bác, vạch trần và làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Chủ động phối hợp, tham gia với chính quyền giải quyết kịp thời, có hiệu quả các mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ Nhân dân, giữa Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, không để các thế lực địch lợi dụng kích động tạo thành “điểm nóng”. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp đã vận động, tập hợp, đoàn kết Nhân dân xây dựng cộng đồng vững mạnh, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, chấp hành pháp luật, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hàng năm tổ chức tốt Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18-11) ở các khu dân cư và Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh Nhân dân vững chắc ngay từ cơ sở, góp phần cùng Đảng bộ, quân, dân trong huyện giải quyết những nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, quân sự địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Đồng chí Lê Thị Thúy, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Yên Định: Khơi nguồn lực văn hóa làm nền tảng phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng - an ninh

10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (Bài 2): Phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo nền tảng căn bản, vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Bởi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là hồn cốt của mỗi dân tộc. Đồng thời, văn hóa cũng được xem là chất keo kết dính, tạo nên sức mạnh tổng hợp, khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Để phát triển văn hóa, ngành văn hóa và các địa phương đã chú trọng công tác khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc gắn với đời sống tinh thần của các tầng lớp Nhân dân. Nhiều di tích và các di sản văn hóa phi vật thể được phục dựng, đời sống văn hóa tinh thần và mức hưởng thụ văn hóa của người dân được nâng lên; các hoạt động văn hóa cơ sở phát triển mạnh mẽ. Điều này đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong cộng đồng, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ, chương trình trọng tâm của địa phương, nổi bật là chương trình xây dựng nông thôn mới, hiến đất, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội...

Song song với đó, để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đấu tranh loại bỏ văn hóa xấu độc, lai căng, thì ngành văn hóa cũng như các cấp, ngành, địa phương cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa và vai trò của văn hóa. Qua đó, nâng cao nhận thức, khả năng nhận diện, tiếp nhận văn hóa có chọn lọc của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ông Vũ Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Công ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với hoạt động an sinh xã hội

10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (Bài 2): Phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo nền tảng căn bản, vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa những năm qua cho thấy, các doanh nghiệp đã và đang khẳng định vai trò động lực quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển, cũng như góp phần cải thiện đời sống Nhân dân. Theo đó, không chỉ đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, đóng góp thiết thực vào công tác an sinh xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mặc dù hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tích cực đồng hành, ủng hộ công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức cứu trợ, vận chuyển hàng hóa, thực phẩm đến các tỉnh gặp khó khăn... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phối hợp tốt với các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm chung tay đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội... giúp họ từng bước ổn định cuộc sống.

Ngoài ra, với phương châm sản xuất, kinh doanh gắn với an sinh xã hội, các doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính, đóng góp chủ yếu nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, phục vụ công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Qua đó, tạo tiền đề, động lực quan trọng để tăng cường tiềm lực quốc phòng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh Nhân dân vững chắc.

Bài và ảnh: Lê Dung

Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong cuốn “30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2020).



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]