(Baothanhhoa.vn) - Không phải ngẫu nhiên mà hai vế “dựng nước” và “giữ nước” có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ trong “mệnh đề” luôn đúng về lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến ngày nay. Không những thế, hàm nghĩa của “mệnh đề” ấy đang được mở rộng, gắn với phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng cách phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi; đồng thời, sẵn sàng tiềm lực về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao, đặc biệt là quốc phòng - an ninh, để sẵn sàng đương đầu với mọi nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia - dân tộc.

10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” ( Bài 1): Xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh làm cơ sở để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Không phải ngẫu nhiên mà hai vế “dựng nước” và “giữ nước” có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ trong “mệnh đề” luôn đúng về lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến ngày nay. Không những thế, hàm nghĩa của “mệnh đề” ấy đang được mở rộng, gắn với phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng cách phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi; đồng thời, sẵn sàng tiềm lực về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao, đặc biệt là quốc phòng - an ninh, để sẵn sàng đương đầu với mọi nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia - dân tộc.

10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” ( Bài 1): Xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh làm cơ sở để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tập huấn cán bộ sẵn sàng cho mùa huấn luyện mới. Ảnh: Ngọc Lê (Bộ CHQS tỉnh)

Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên

Để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), đã nhấn mạnh: mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng - an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta. Đồng thời, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó, Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân là lực lượng nòng cốt. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh Nhân dân vững chắc. Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh Nhân dân và lý luận, khoa học an ninh Nhân dân. Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng - an ninh...

Trên tinh thần đó và nắm vững các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (gọi là Nghị quyết Trung ương 8) đề ra, trong 10 năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao. Theo đó, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để cụ thể hóa bằng các chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo sát, đúng với từng giai đoạn. Hàng năm, thực hiện tổng kết, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Nhờ đó, tiềm lực quốc phòng - an ninh được tăng cường, khu vực phòng thủ tỉnh, huyện được quy hoạch, đầu tư; thường xuyên xây dựng, rà soát, bổ sung hệ thống văn kiện tác chiến, kế hoạch phòng, chống biểu tình, bạo loạn, chống khủng bố, bảo đảm an ninh biên giới…

Đặc biệt, chấp hành nghiêm nguyên tắc Đảng lãnh đạo “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối với lực lượng vũ trang; phân công trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy địa phương phụ trách các đảng ủy quân sự, công an, biên phòng. Cùng với đó, cấp ủy, cơ quan quân sự, công an, biên phòng đã làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật, nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ; phát huy tốt vai trò nòng cốt trong tham mưu, thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân, biên phòng toàn dân. Đồng thời, làm tốt công tác giáo dục quốc phòng - an ninh, tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đảng viên và quần chúng Nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động.

Xây dựng lực lượng thường trực vững mạnh

Trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh thì lực lượng vũ trang được xác định là lực lượng nòng cốt. Do đó, để tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta chủ trương: “Xây dựng Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân”.

Từ định hướng đó, việc xây dựng lực lượng thường trực vững mạnh, nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, luôn được tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8. Theo đó, cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm xây dựng lực lượng quân sự, công an, biên phòng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân vững chắc. Đồng thời, đầu tư nguồn lực xây dựng khu vực phòng thủ, các công trình chiến đấu, khu căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, xây dựng chính quy và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng vũ trang. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, đủ về số lượng, chất lượng tốt, thực sự là lực lượng nòng cốt trong phối hợp xử lý các tình huống quốc phòng - an ninh ở cơ sở.

Trong 10 năm triển khai Nghị quyết Trung ương 8, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là một trong những lực lượng nòng cốt tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết một cách toàn diện, hiệu quả. Đồng thời, chủ động phối hợp chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng vũ trang, lực lượng chức năng thường xuyên nắm chắc, dự báo, đánh giá chính xác tình hình; kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn không để phát sinh các vụ việc, bị động, bất ngờ trên tất cả các hướng, các địa bàn, nhất là tuyến biên giới, tuyến biển, các trung tâm chính trị kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang tỉnh thực hiện nghiêm các quy định về tổ chức biên chế, xây dựng lực lượng, huấn luyện, diễn tập, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ sẵn sàng chiến đấu... Do đó, trong bất cứ tình huống nào, lực lượng vũ trang luôn là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, cũng như góp phần quan trọng trong xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.

Nhằm góp phần xây dựng lực lượng thường trực vững mạnh, những năm qua, các lực lượng quân sự, công an, biên phòng và các ngành, đoàn thể tăng cường hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh; bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, xây dựng chương trình, quy chế phối hợp phân định rõ trách nhiệm của lực lượng quân sự, công an, biên phòng và các ngành, đoàn thể để triển khai thực hiện. Định kỳ tổ chức giao ban đánh giá kết quả phối hợp, rút kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp thực hiện hiệu quả, thiết thực… Từ đó, xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa các lực lượng vũ trang Nhân dân với các ngành, đoàn thể và Nhân dân, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, an ninh trật tự trên địa bàn.

Trong các năm 2017 và 2022, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh. Ngoài ra, hàng năm chỉ đạo từ 7 đến 8 huyện, thị xã, thành phố tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ; 25% xã, phường, thị trấn diễn tập chiến đấu trong khu vực phòng thủ, diễn tập phòng, chống khủng bố. Thông qua diễn tập, năng lực vận hành cơ chế, khả năng chỉ huy hiệp đồng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu tác chiến xảy ra.

Nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu

Nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu, công tác tuyển quân và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đều hoàn thành kế hoạch hằng năm. Lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng vững mạnh, rộng khắp, đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng (toàn tỉnh hiện có 1.075 đơn vị dân quân tự vệ, với 45.588 đồng chí, chiếm 1,26% dân số). Lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý chặt chẽ; biên chế, sắp xếp đủ 100% chỉ tiêu các đơn vị. Công tác bảo đảm an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở được quan tâm thực hiện, với 559 ban chỉ đạo xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự xã, phường, thị trấn đã được kiện toàn; 3.427 tổ bảo vệ an ninh trật tự và 34.931 tổ an ninh xã hội; đồng thời, phát huy hiệu quả hoạt động của 42 loại mô hình tự quản về an ninh trật tự với 499 mô hình hiện có.

Năm 2021, mỗi huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh lựa chọn một xã, thị trấn, phường để xây dựng điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Từ năm 2015 đến nay, các địa phương và lực lượng chức năng đã phối hợp tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về công tác bảo đảm an ninh trật tự trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở, với trên 100.000 buổi; tuyên truyền lưu động trên 9.000 buổi; kẻ vẽ trên 18.000 khẩu hiệu. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân trong phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm ở cơ sở. Đặc biệt, thông qua hòm thư tố giác tội phạm, đường dây nóng và quần chúng Nhân dân trực tiếp báo cáo, đã cung cấp cho cơ quan công an gần 25.000 nguồn tin, trong đó trên 7.000 nguồn tin có giá trị về an ninh trật tự, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở.

Ngoài ra, tỉnh đã hoàn thành bố trí công an chính quy tại 499/499 xã, thị trấn. Lực lượng công an tỉnh đã tham mưu giải quyết hàng trăm vụ khiếu kiện phức tạp về an ninh trật tự. Cụ thể, đã điều tra làm rõ 14.141 vụ, với 29.906 đối tượng phạm tội và vi phạm về trật tự xã hội; bắt, vận động đầu thú, thanh loại 2.556 đối tượng truy nã… Đặc biệt, thông qua các biện pháp công tác nghiệp vụ và phối hợp với các đơn vị liên quan, Công an tỉnh xác minh thông tin 93 dự án đang xúc tiến đầu tư, qua đó phát hiện 38 dự án có dấu hiệu nhà đầu tư không đủ năng lực và tiềm ẩn các vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia, để tham mưu cho tỉnh xem xét việc chấp thuận chủ trương đầu tư. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo dựng môi trường thuận lợi để triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Thanh Hóa có 213,604km đường biên giới, tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào). Những năm qua, tỉnh đã hoàn thành đầu tư xây dựng 135km đường vành đai biên giới; sắp xếp, bố trí các khu tái định cư dọc tuyến biên giới và các khu vực xung yếu để tạo thành phòng tuyến liên hoàn, bảo vệ biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đặc biệt, tỉnh luôn quan tâm xây dựng thế trận phòng thủ các cấp liên hoàn, vững chắc, khu vực phòng thủ đáp ứng yêu cầu độc lập, tự chủ, tại chỗ; quy hoạch, xây dựng công trình quân sự, quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư xây dựng 3 dự án đường tuần tra biên giới, góp phần củng cố và nâng cao sức mạnh tổng hợp của khu vực phòng thủ địa bàn biên giới… Ngoài ra, các lực lượng chức năng trên địa bàn biên giới, vùng biển đã thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, công tác vận động quần chúng, tích cực tham gia giúp Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo gắn với củng cố quốc phòng - an ninh.

Cùng với đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng tập trung kiện toàn tổ chức, biên chế, triển khai toàn diện, đồng bộ, hiệu quả công tác biên phòng. Cụ thể, đã thực hiện quy hoạch, xây dựng mới 14 đồn biên phòng, 1 tiểu đoàn huấn luyện cơ động, 1 Hải đội Biên phòng 2 (cơ sở 2); tham gia xây dựng, quản lý hiệu quả 4 công trình phòng thủ tại các Đồn Biên phòng Tam Thanh, Pù Nhi, Hiền Kiệt, Đa Lộc, đảo Hòn Mê và 1 cầu kiểm soát tại đảo Hòn Mê. Cùng với đó, đã quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, thông qua việc duy trì 15 tổ kiểm soát lưu động, 35 chốt cố định và 9 trạm kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức 1.197 lần/7.596 lượt người tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc (trong đó, bộ đội biên phòng 4.349 đồng chí; lực lượng khác 3.247 đồng chí); phối hợp tham mưu, giải quyết kịp thời 325 vụ/18.131 lượt người dân khiếu kiện về các dự án kinh tế trên địa bàn các huyện ven biển. Ngoài ra, lực lượng bộ đội biên phòng cũng phối hợp bố trí cán bộ giữ chức vụ phó bí thư đảng ủy tại 15 xã biên giới; bố trí 51 cán bộ biên phòng, công an, quân sự bám nắm địa bàn tại 26 bản Mông; hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển, bảo vệ ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Khôi Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]