(Baothanhhoa.vn) - Khoảng 3 năm trở lại đây, Việt Nam đã tham gia vào nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với quy mô lớn trên thế giới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... Các hiệp định được thực thi, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi về thuế cùng các điều kiện khác để tạo động lực xuất khẩu (XK) mạnh mẽ hơn. Tận dụng cơ hội này, nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động XK trên địa bàn tỉnh đã và đang xây dựng, triển khai chiến lược phát triển, mở rộng thị trường XK.

Hiệp định thương mại tự do - cơ hội cho xuất khẩu

Khoảng 3 năm trở lại đây, Việt Nam đã tham gia vào nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với quy mô lớn trên thế giới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... Các hiệp định được thực thi, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi về thuế cùng các điều kiện khác để tạo động lực xuất khẩu (XK) mạnh mẽ hơn. Tận dụng cơ hội này, nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động XK trên địa bàn tỉnh đã và đang xây dựng, triển khai chiến lược phát triển, mở rộng thị trường XK.

Hiệp định thương mại tự do - cơ hội cho xuất khẩuSản xuất sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty TNHH Speed Motion Việt Nam tại xã Xuân Minh (Thọ Xuân).

Trong số các ngành hàng tham gia XK, dệt may là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách ưu đãi dòng thuế về 0%. Trước bối cảnh khó khăn về đơn hàng, nhiều doanh nghiệp may hoạt động trong lĩnh vực may mặc trên địa bàn tỉnh đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nhất là quy tắc xuất xứ hàng hóa để đủ điều kiện hưởng ưu đãi dòng thuế khi tham gia XK. Đồng thời, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Trước tình trạng đơn hàng sụt giảm, Công ty TNHH Speed Motion Việt Nam tại xã Xuân Minh (Thọ Xuân) nhận thấy, việc tận dụng các FTA trong lúc này là hết sức cần thiết giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn. Để tiếp cận các điều kiện ưu đãi theo các FTA, công ty đã tăng cường liên kết, sử dụng sản phẩm, nguyên liệu trong nội khối hiệp định. Đồng thời, đáp ứng nguồn gốc xuất xứ theo yêu cầu của đối tác. Nhờ đó, từ một đơn vị chuyên sản xuất và XK sản phẩm may mặc cho thị trường Mỹ, những tháng đầu năm 2023, công ty đã ký thêm được các đơn hàng từ các đối tác ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Là doanh nghiệp đang XK các mặt hàng nông sản đóng hộp XK sang nhiều nước của EU, như: Anh, Pháp, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... qua Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, Công ty CP Chế biến và XK nông sản Việt, phường Long Anh (TP Thanh Hóa) nhận thấy EU có dư địa thuế thị trường tiềm năng lớn, đa dạng sản phẩm. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện, doanh nghiệp Việt Nam XK mặt hàng rau quả sang thị trường EU sẽ được xóa bỏ 100% số dòng thuế. Do đó, để tận dụng hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, công ty đã và đang tiếp tục đổi mới công nghệ sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, mã số vùng trồng, các điều kiện về chiếu xạ, xử lý nước nóng trong kiểm dịch thực vật đối với nguyên liệu. Đồng thời, công ty chú trọng nâng cao chất lượng trong các khâu vận chuyển, chế biến và bảo quản, bảo đảm các điều kiện để được cấp chứng chỉ Global GAP.

Ông Nguyễn Văn Quỳnh, Giám đốc Công ty CP Chế biến và XK nông sản Việt, cho biết: Nhờ phát huy được Hiệp định Thương mại tự do EVFTA nên thị trường XK của công ty ngày càng mở rộng. Hiện các sản phẩm nông sản XK của công ty đã có mặt tại 20 quốc gia trên thế giới, trong đó phần đa là các thị trường khó tính của EU. Ngoài ra, từ năm 2022 đến nay, công ty đã tiếp cận và xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh đáp ứng điều kiện theo Hiệp định RCEP. Hiện tại, thị trường tiềm năng mà công ty đang hướng tới là Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây đang được đánh giá là 2 thị trường ổn định, ít có sự thay đổi về các quy chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch về an toàn thực phẩm, chất lượng, nên là thị trường an toàn, mang tính bền vững đối với doanh nghiệp XK.

Để giúp các doanh nghiệp XK trên địa bàn tỉnh phát huy được cơ hội từ các FTA, cùng với việc tạo điều kiện, hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, thời gian qua, Sở Công Thương đã phối hợp nhiều sở, ngành, đơn vị trong tỉnh tổ chức nhiều khóa tập huấn cho các doanh nghiệp tiếp cận với các hiệp định thương mại, như: Quy tắc xuất xứ hàng hóa và thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA; tập huấn tuyên truyền, phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới; tập huấn quy tắc, thủ tục chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định RCEP...

Theo tổng hợp của Sở Công Thương, hiện toàn tỉnh đã có 189 doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất hàng hóa XK, tăng 42 doanh nghiệp so với năm 2021. Hàng hóa của tỉnh hiện đang XK sang 53 thị trường trên thế giới với 55 chủng loại.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]