(Baothanhhoa.vn) - Tái hòa nhập cộng đồng (HNCĐ) đối với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá là một hoạt động có ý nghĩa chính trị, pháp lý, xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc. Xác định rõ điều đó, trong 2 năm qua, thực hiện Nghị định số 49 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái HNCĐ, Công an tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ nhằm động viên họ tích cực học tập, rèn luyện, cải tạo trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

Hiệu quả từ công tác tái hòa nhập cộng đồng

Tái hòa nhập cộng đồng (HNCĐ) đối với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá là một hoạt động có ý nghĩa chính trị, pháp lý, xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc. Xác định rõ điều đó, trong 2 năm qua, thực hiện Nghị định số 49 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái HNCĐ, Công an tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ nhằm động viên họ tích cực học tập, rèn luyện, cải tạo trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

Hiệu quả từ công tác tái hòa nhập cộng đồngLãnh đạo Công an tỉnh khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong 2 năm thực hiện Nghị định 49 của Chính phủ quy định chi tiết thi thành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng.

Trong công tác tiếp nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, Công an tỉnh đã chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp thực hiện các biện pháp bảo đảm tái HNCĐ đạt hiệu quả, như: Phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tại địa phương; chỉ đạo công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, cá nhân điển hình về tái HNCĐ, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể xã hội và quần chúng Nhân dân tham gia công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, gắn nội dung công tác này trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở. Thực hiện tốt việc cấp thẻ căn cước công dân, đăng ký cư trú và giải quyết các thủ tục pháp lý cho những người chấp hành xong án phạt tù. Lập hồ sơ theo dõi, quản lý, cập nhật thông tin người chấp hành xong án phạt tù, thường xuyên kiểm danh, kiểm diện, gặp gỡ, kết hợp giữa giáo dục với răn đe, phòng ngừa tái phạm tội.

Thông qua việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, trong 2 năm qua, đã có nhiều cá nhân điển hình tiêu biểu trong công tác tái HNCĐ, điển hình như: anh Lê Văn Bình ở xã Vĩnh Hòa (Vĩnh Lộc) sau khi chấp hành xong hình phạt trở về địa phương anh luôn trăn trở, tìm mọi cách làm ăn để ổn định cuộc sống. Sau bao ngày thử thách và làm mọi công việc khác nhau để nuôi sống bản thân và gia đình thì anh đã quyết định theo nghề cơ khí. Với quyết tâm cao và tinh thần học hỏi cùng sự quan tâm của gia đình, chính quyền địa phương giờ anh đã ổn định cuộc sống có thu nhập ổn định. Hơn nữa anh còn tạo việc làm cho 3 lao động với mức thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Hay như anh Trương Văn Khánh ở phường Quảng Vinh (TP Sầm Sơn) sau khi chấp hành xong hình phạt về địa phương cư trú được sự quan tâm của gia đình, chính quyền địa phương anh đã mở xưởng thu mua ngao phục vụ người dân và đã tạo việc làm cho 3 - 4 người, thu nhập mỗi người khoảng 7 triệu đồng/tháng...

Để người chấp hành xong hình phạt trở về địa phương HNCĐ, UBND các phường, xã, thị trấn đã tổ chức công tác tuyên truyền sâu rộng, chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố về công tác tái HNCĐ cho những người hết hạn tù nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, đoàn thể trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình tự quản về phòng, chống tội phạm ở cơ sở; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến làm nòng cốt cho phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nói chung, phòng chống tội phạm ở cơ sở nói riêng, trong đó thực hiện các biện pháp bảo đảm tái HNCĐ là nội dung quan trọng. Tổ chức cho những người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương đăng ký và cam kết không tham gia các hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp nhận, quản lý, giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa những người chấp hành xong hình phạt tù vào làm việc trong các doanh nghiệp, tạo việc làm, hỗ trợ vốn để họ làm ăn kinh tế, ổn định cuộc sống.

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 49 của Chính phủ, công an các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp xây dựng, củng cố, nhân rộng các mô hình về tái HNCĐ trên địa bàn đem lại kết quả thiết thực, như: Công an huyện Quảng Xương đã phối hợp với UBND thị trấn Tân Phong xây dựng và ra mắt 1 mô hình: “Các ban, ngành, đoàn thể thị trấn Tân Phong thực hiện công tác đảm bảo tái HNCĐ”. Đến nay, mô hình đã đi vào hoạt động và phát huy tốt vai trò trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục, tạo điều kiện đảm bảo tái HNCĐ đối với người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa bàn. Ở huyện Nga Sơn triển khai hiệu quả mô hình “Doanh nhân với an ninh trật tự”, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhận đỡ đầu, quản lý, giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa, tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc trong các doanh nghiệp, tạo việc làm, hỗ trợ vốn để họ làm ăn kinh tế, ổn định cuộc sống HNCĐ.

Nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 49 của Chính phủ, các cấp ủy, chính quyền và lực lượng công an trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục tăng cường phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của công tác tái HNCĐ đối với công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường xây dựng, củng cố, nhân rộng hoạt động của các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác tái HNCĐ, gắn với trách nhiệm, điều kiện, khả năng của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, tổ chức đoàn thể, phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, người có lòng hảo tâm để các mô hình hoạt động ổn định, hiệu quả.

Bài và ảnh: Minh Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]