(Baothanhhoa.vn) - Vườn - ao - chuồng (VAC) là hình thức canh tác truyền thống, gần gũi đối với người dân ở các địa phương, tạo ra sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu, mang tính tự cung, tự cấp. Từ hình thức sản xuất đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích, hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật, phát triển đa cây, đa con, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, góp phần nâng cao thu nhập.

Hiệu quả kinh tế từ mô hình VAC

Vườn - ao - chuồng (VAC) là hình thức canh tác truyền thống, gần gũi đối với người dân ở các địa phương, tạo ra sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu, mang tính tự cung, tự cấp. Từ hình thức sản xuất đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích, hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật, phát triển đa cây, đa con, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, góp phần nâng cao thu nhập.

Hiệu quả kinh tế từ mô hình VACMô hình VAC của gia đình anh Trần Văn Thảo, xã Quảng Hợp (Quảng Xương).

Hiện nay, tại huyện Quảng Xương, mô hình VAC không còn xa lạ với người dân bởi nhiều năm qua, trong các buổi tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Quảng Xương luôn chú trọng lồng ghép, tuyên truyền về hiệu quả của mô hình VAC và hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật, xây dựng, bố trí diện tích sản xuất hợp lý để kết hợp vườn, ao và chuồng trại. Vì vậy, mô hình sản xuất kết hợp này hiện đang được nhân rộng và có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ dân trên địa bàn huyện Quảng Xương. Đơn cử như mô hình nông nghiệp tuần hoàn khép kín không rác thải của gia đình anh Trần Văn Thảo, xã Quảng Hợp, sản xuất đa cây, đa con kết hợp giữa nuôi cá, ốc, giun quế, nuôi gà, lợn và trồng các loại cây như ngô, dưa vàng, rau các loại... "Để tự túc nguồn phân bón cho cây trồng, tôi đã xây dựng chuồng nuôi gà, lợn và đào ao thả cá. Toàn bộ chất thải được đẩy xuống hệ thống bể trộn các loại men vi sinh làm phân hủy nhanh, hạn chế tối đa tình trạng gây mùi hôi như nhiều mô hình chăn nuôi khác. Phân chuồng sau khi được ủ hoai mục, trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây trồng giúp tăng khả năng giữ nước của đất, trở nên màu mỡ hơn. Đồng thời, tôi trồng ngô để xay ra làm thức ăn cho gà, lợn, phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn thừa trong chăn nuôi được tận dụng để nuôi cá và thân rau, dưa thải ra sau thu hoạch, được thu gom ủ mục để nuôi giun quế” - anh Thảo chia sẻ.

Tại xã Trường Xuân (Thọ Xuân), ông Nguyễn Mạnh Hà đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình VAC. Trên diện tích sản xuất của gia đình, ông Hà đã xây dựng chuồng nuôi gà, tận dụng và xử lý chất thải chăn nuôi làm nguồn phân bón cho cây trồng, một số loại phế phẩm cây trồng lại ủ với vi sinh để làm phân bón hoặc nghiền nhỏ cho vật nuôi ăn. Bên cạnh đó, ông còn đào ao để cấp nước tưới và bùn làm tăng chất lượng đất cho cây trồng trong vườn. Từ việc kết hợp này, ông Hà có thể tận dụng triệt để nguồn nước, nguồn thức ăn, các loại chất thải để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể nói, các thành phần trong hệ thống VAC có mối liên hệ mật thiết với nhau, như phân gia súc, gia cầm thải ra được xử lý làm thức ăn cho cá và để bón cho cây trồng, ao cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, đất bùn khi vét cải tạo ao bổ sung đất tốt cho cây trồng, vườn cung cấp cây, rau phục vụ chăn nuôi... Mô hình này đã mang lại những hiệu quả rõ rệt cho các hộ sản xuất, như: Tăng khả năng sản xuất trên diện tích đất, tận dụng được tối đa nguồn thức ăn tự nhiên, tận dụng được một lượng lớn phân hữu cơ để bón cho trồng trọt và cải tạo đất tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập... Tuy nhiên, hiện nay, các mô hình VAC còn chưa khai thác hết được hiệu quả do hầu hết người dân chưa có thói quen lập thiết kế chi tiết mô hình, chưa lựa chọn được các loại cây, con phù hợp và phân bố đất đai hợp lý, vệ sinh chuồng trại chưa tốt khiến vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh... Vì vậy, để mô hình đạt hiệu quả cao, người dân nên chủ động tiếp cận, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất, có thể kết hợp, bổ trợ cho nhau để nâng cao hiệu quả sản xuất. Chú trọng tổ chức sản xuất theo hướng đa cây, đa con, gắn với thị trường tiêu thụ nhằm tạo ra nguồn hàng hóa đáp ứng thị trường khi có nhu cầu.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]