Giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới
Xác định XDNTM là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân.
Xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) chú trọng phát triển làng nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho người dân.
Là một trong những xã đi đầu trong các phong trào thi đua của huyện Thiệu Hóa, từ năm 2012 đạt chuẩn NTM, đến năm 2023 đạt chuẩn NTM kiểu mẫu được xem là một hành trình dài với nhiều khó khăn nhưng thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm của chính quyền và Nhân dân xã Thiệu Trung. Tuy nhiên, không thỏa mãn với kết quả đã đạt được, hiện nay, chính quyền, Nhân dân xã Thiệu Trung đã và đang tiếp tục tập trung nguồn lực để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí.
Đưa chúng tôi đi thăm những con đường thảm nhựa, bê tông lớn với những hàng rào cây xanh mát; điện, đường, trường, trạm được đầu tư đồng bộ, nhà cửa khang trang, đồng chí Hoàng Văn Nam, Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Trung cho biết: Xác định mục tiêu cốt lõi của XDNTM là nâng cao chất lượng đời sống người dân, vì vậy từ những kết quả đã đạt được, xã đã tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể để phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân... Theo đó, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chú trọng thực hiện, diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả kinh tế được người dân mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và cây dược liệu; quy hoạch vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, tỷ lệ người dân sản xuất theo cơ giới hóa đồng bộ 3 khâu trên 40% diện tích sản xuất; phát triển mô hình lúa, cá kết hợp... Bên cạnh đó, chú trọng phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống với những sản phẩm tinh xảo, mẫu mã phong phú đáp ứng nhu cầu của thị trường... Tiếp tục lên kế hoạch và thực hiện xây dựng 4 thôn thông minh, gồm: thôn 1, thôn 2, thôn 3 và thôn 5. Mặt khác, huy động và sử dụng tối đa nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa, đóng góp của Nhân dân để tiếp tục chỉnh trang, nâng cấp các tuyến đường giao thông, kênh mương, các tuyến đường trồng cây xanh, cây bóng mát, tạo nên bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp. Cũng theo đồng chí Hoàng Văn Nam, từ những kết quả đã đạt được, xã Thiệu Trung chú trọng duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí dễ biến động như tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường và an toàn thực phẩm, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của xã có tài khoản thanh toán điện tử, có thể thanh toán được các dịch vụ thiết yếu đạt từ 50% trở lên...
Hiện nay, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt đang là thách thức không nhỏ đối với nhiều xã, bởi được công nhận đạt chuẩn mới chỉ là bước khởi đầu trong thực hiện mục tiêu XDNTM. Tại huyện Thọ Xuân, xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu được xem là nhiệm vụ tạo bước đệm để Thọ Xuân đạt chuẩn huyện NTM nâng cao trong năm 2024. Xuất phát từ mục tiêu ấy, huyện đã và đang tập trung quyết liệt các giải pháp đồng bộ nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được một cách thực chất, bền vững và ngày càng hoàn thiện. Xác định nội dung cốt lõi trong thực hiện mục tiêu xây dựng huyện NTM nâng cao là phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung với các sản phẩm chủ lực gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP để tiếp cận thị trường; tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết ở nông thôn, như: Xử lý rác thải, nước sạch, môi trường... Bên cạnh đó, huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng thiết yếu, công trình trực tiếp phục vụ sản xuất, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân.
Xác định XDNTM có điểm đầu, không có điểm kết thúc, đòi hỏi quá trình XDNTM liên tục, dài lâu, không ngừng nghỉ. Năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 1 huyện, 17 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn NTM; 2 huyện và 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã và 30 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Vì vậy, bên cạnh sự hỗ trợ của tỉnh, các ngành liên quan, các địa phương cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình XDNTM một cách khoa học, bài bản, tránh tư tưởng bằng lòng, thỏa mãn, chạy theo thành tích. Nhất là có lộ trình và giải pháp duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM theo bộ tiêu chí mới, trong đó tập trung vào các tiêu chí bị giảm, tiêu chí khó thực hiện. Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, các vấn đề về môi trường nông thôn trong quá trình phát triển sản xuất, cấp nước sạch, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp...
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-12-13 15:53:00
Thiệu Toán tăng tốc về đích nông thôn mới nâng cao
-
2024-12-13 08:46:00
Tân Châu phát huy tiềm năng, lợi thế xây dựng xã NTM nâng cao
-
2024-03-10 14:24:00
Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Lộc
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Hoằng Tiến
Xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng NTM
Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới
Huyện đứng đầu toàn tỉnh về xây dựng thôn, tổ dân phố kiểu mẫu
“Đòn bẩy” trong xây dựng nông thôn mới nâng cao
Xây dựng nông thôn mới ở thị xã Nghi Sơn
Năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 1 huyện, 17 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới
Hoằng Thịnh xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh