Gìn giữ nghề đan lát truyền thống ở Yên Khương
Yên Khương là xã biên giới của huyện Lang Chánh, có 3 dân tộc sinh sống, trong đó, người dân tộc Thái chiếm khoảng 98%. Cùng với gìn giữ trang phục truyền thống, ẩm thực, tiếng nói, chữ viết, các làn điệu dân ca, dân vũ, người Thái nơi đây còn gìn giữ nghề đan lát truyền thống. Theo các cụ cao niên trong xã, nghề đan lát có từ rất lâu đời và được người dân lưu giữ cho đến ngày nay. Các vật dụng của đồng bào Thái như: rổ, rá, mâm, nơm bắt cá, lồng nuôi gà, gùi lúa, nong, nia... đều sử dụng nguyên liệu mây, tre, nứa, qua bàn tay khéo léo của người thợ, trở thành những sản phẩm gắn bó với cuộc sống của bà con.
Ông Lò Văn Quang (bên phải), ở bản Tứ Chiềng, xã Yên Khương luôn tâm huyết với việc gìn giữ nghề đan truyền thống.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều vật dụng gia đình được sản xuất từ inox, nhựa, nhôm giá thành rẻ, mẫu mã phong phú, đa dạng, khiến những vật dụng gia đình làm từ mây, tre, nứa khó tiêu thụ và nghề đan lát đứng trước nguy cơ bị mai một. Trước thực trạng này, nhiều người cao tuổi trong xã đam mê với nghề đan lát truyền thống của ông cha để lại đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức trong việc giữ gìn truyền thống và trực tiếp truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ.
Ông Lò Văn Quang, một trong những người đam mê với nghề đan lát ở bản Tứ Chiềng cho biết: "Ngoài việc tuyên truyền, vận động và trực tiếp truyền nghề cho thế hệ trẻ, hàng ngày tôi vẫn miệt mài với nghề đan lát để tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu của gia đình và tặng bạn bè, người thân. Tôi tin rằng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng với ý thức trách nhiệm của mỗi người dân Yên Khương, nghề đan lát sẽ luôn được giữ gìn và phát triển".
Tìm hiểu thực tế được biết, xã Yên Khương có hơn 10 gia đình vẫn duy trì nghề đan lát truyền thống. Tuy thu nhập không cao so với những công việc khác nhưng đã giải quyết được việc làm cho một số lao động địa phương. Tháng 12/2023, xã Yên Khương đã đăng ký với UBND huyện Lang Chánh mở lớp dạy nghề đan lát trong năm 2024. Việc mở lớp dạy nghề đan lát không chỉ gìn giữ, phát huy nghề truyền thống mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
Ông Hà Văn Hoài, Chủ tịch UBND xã Yên Khương cho biết: Đối với đồng bào dân tộc Thái xã Yên Khương, những sản phẩm đan lát thủ công không chỉ phục vụ nhu cầu mà còn chứa đựng nét văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy. Vì vậy, xã đã xây dựng kế hoạch mở lớp đào tạo nghề đan lát cho bà con; phối hợp với các đơn vị chức năng quảng bá sản phẩm đan lát của bà con đến đông đảo khách hàng trong và ngoài huyện. Qua đó, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con, bảo tồn, phát huy nghề truyền thống của dân tộc.
Bài và ảnh: Xuân Anh
{name} - {time}
-
2025-01-15 14:19:00
Chuyến từ thiện đầu tiên của Hoa hậu Kiều Duy tại quê nhà hậu đăng quang
-
2025-01-15 14:17:00
“Hòa nhạc ánh sáng”: Lần đầu tiên drone trình diễn trên nền nhạc sống
-
2024-01-26 19:00:00
[E-Magazine] - Mùi vị ký ức: Xốn xang bột tết
Để di sản văn hóa phi vật thể được giữ gìn, lan tỏa
Hoằng Hóa quan tâm xây dựng câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ
“Xuân Trường Sa” 2024: Cầu nối yêu thương từ đất liền đến biển đảo xa xôi
[Podcast] - Tản văn: Theo dấu mùa xuân ngàn dặm
Thành Nhà Hồ: Sẵn sàng đón khách trong dịp Tết Nguyên đán 2024
Show diễn do Pháp dàn dựng tại Phú Quốc đã sẵn sàng ra mắt ngày 26/1
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong thanh, thiếu nhi
Thanh Hóa tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Giáp Thìn 2024
Ấn tượng đêm giao lưu văn hóa, nghệ thuật Điện Biên - Thanh Hóa