(Baothanhhoa.vn) - Du lịch MICE được hiểu là hoạt động du lịch kết hợp với các sự kiện, các hội thảo, hội nghị. Loại hình du lịch này được đánh giá là xu hướng mới, với khả năng khai thác và mang lại lợi ích lớn cho ngành du lịch nhờ khả năng chi tiêu cao của khách hàng.

Phát triển du lịch MICE qua việc đa dạng hóa các hoạt động, sự kiện

Du lịch MICE được hiểu là hoạt động du lịch kết hợp với các sự kiện, các hội thảo, hội nghị. Loại hình du lịch này được đánh giá là xu hướng mới, với khả năng khai thác và mang lại lợi ích lớn cho ngành du lịch nhờ khả năng chi tiêu cao của khách hàng.

Phát triển du lịch MICE qua việc đa dạng hóa các hoạt động, sự kiệnSự kiện Gặp gỡ Thanh Hóa - Hàn Quốc được tổ chức tại Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, thu hút sự tham gia của các chính khách, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

TP Sầm Sơn đang là đầu tàu của du lịch Thanh Hóa nhờ bởi lượng khách du lịch đến với thành phố biển chiếm phần đa trong tổng lượng khách đến Thanh Hóa. Tuy nhiên, du lịch Sầm Sơn cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, trở ngại, trong đó có một hạn chế cố hữu là sự phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Nhận thức rõ những thách thức đặt ra, nhiều năm qua, thành phố đã tập trung xây dựng hình ảnh du lịch Sầm Sơn - điểm đến an toàn, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện và đẹp trong lòng bạn bè, du khách. Đồng thời, tích cực đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch MICE...

Nhằm phát triển loại hình du lịch MICE, Sầm Sơn đã đặt ra mục tiêu xây dựng thành phố trở thành “Thành phố của lễ hội”, để thu hút đông đảo du khách. Điển hình trong đó là việc tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội mới và các chương trình nghệ thuật được tổ chức xuyên suốt năm 2022 như: lễ hội Tình yêu - Hòn trống mái; lễ hội cầu phúc, lễ hội bánh chưng - bánh giầy; lễ hội cầu ngư - bơi chải; lễ hội Carnival đường phố; chương trình nghệ thuật thứ 7 hàng tuần - SunFest Thanh Hóa 2022... Cùng với đó, Sầm Sơn cũng đã tập trung đầu tư hạ tầng giao thông kết nối với các địa phương; hệ thống cơ sở vật chất du lịch ngày càng đồng bộ, hiện đại với trên 710 cơ sở lưu trú du lịch/25.000 phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; khoảng 50 nhà hàng phục vụ ăn uống có sức chứa từ 300 người trở lên; trên 250 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại khác... Đặc biệt, Sầm Sơn đã và đang thu hút hàng chục dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, với sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn. Nổi bật trong đó phải kể đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời - SunGroup với dự án quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội và một số dự án khác, thuộc quy hoạch Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD... Với những điều kiện kể trên, cùng với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn đa dạng, phong phú, Sầm Sơn sẽ là điểm đến hấp dẫn của đa dạng khách và nhất là nguồn khách du lịch MICE. Từ đó, phát triển du lịch MICE trở thành một sản phẩm chủ lực của du lịch Sầm Sơn.

Di lịch MICE được đánh giá là xu hướng mới, với khả năng khai thác và mang lại lợi ích lớn cho ngành du lịch. Bởi lẽ, loại hình du lịch này có thể diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Nhiều sự kiện, hội nghị, hội thảo lớn thường lựa chọn địa điểm tổ chức là các khách sạn, trung tâm hội nghị lớn hoặc các resort sang trọng 3-5 sao; và theo đó, khách tham dự cũng thường có khả năng chi tiêu cao. Đồng thời, theo đặc trưng của loại hình MICE hay yêu cầu của khách hàng, các đơn vị tổ chức thường kết hợp các hoạt động du lịch trải nghiệm cho du khách song song với các hội nghị, hội thảo như: vui chơi giải trí, tham quan vãn cảnh, mua sắm...

Có thể thấy, MICE là sự tích hợp của nhiều sản phẩm du lịch đơn lẻ và dựa trên nền tảng cơ bản là hạ tầng, cơ sở vật chất nhất định. Chính vì lẽ đó, để phát triển loại hình du lịch này, nhằm thu hút được phân khúc khách du lịch từ tầm trung trở lên, đòi hỏi các điểm đến phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật (nhất là giao thông kết nối các điểm đến), cơ sở vật chất du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ và văn hóa du lịch. Đồng thời, tích cực đăng cai tổ chức các hội nghị, triển lãm, hội chợ, sự kiện quốc gia, quốc tế; biểu diễn thực cảnh, trình diễn ánh sáng; các chương tình biểu diễn nghệ thuật đường phố, đường hoa, phố đi bộ, chợ đêm; các hoạt động vui chơi giải trí, giải trí về đêm phục vụ khách du lịch...

Thời gian qua, để khôi phục hoạt động du lịch sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh để thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, góp phần thúc đẩy tăng trưởng lượng khách du lịch đến với Thanh Hóa. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch, từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Thanh Hóa. Đặc biệt, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, quảng bá sản phẩm/dịch vụ du lịch địa phương; tổ chức hội nghị làm việc với các tập đoàn lớn về thu hút đầu tư, phát triển du lịch như SunGroup, VinGroup... và các hãng hàng không; tổ chức chương trình khảo sát các khu, điểm du lịch Thanh Hóa và hội nghị liên kết, hợp tác phát triển du lịch qua đường hàng không.

Cùng với đó, lựa chọn tổ chức sự kiện văn hóa, du lịch, ẩm thực đặc sắc tạo điểm nhấn để tổ chức thường niên thu hút khách du lịch tại các khu du lịch biển của Thanh Hóa. Tổ chức Tuần lễ Văn hóa hữu nghị Thanh Hóa - Hủa Phăn nhân kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị hợp tác Việt Nam - Lào và 55 năm ký kết hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn. Tổ chức Ngày văn hóa Hàn Quốc tại tỉnh Thanh Hóa; tổ chức Ngày văn hóa Ấn Độ tại tỉnh Thanh Hóa. Tổ chức đón các đoàn famtrip, presstrip gồm các doanh nghiệp, báo chí của các tỉnh có tiềm năng liên kết du lịch với tỉnh Thanh Hóa, các công ty lữ hành, công ty du lịch trong và ngoài nước khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch liên kết với Thanh Hóa... Những hoạt động này cũng chính là điều kiện thuận lợi để loại hình du lịch MICE - du lịch kết hợp sự kiện, hội nghị, hội thảo của Thanh Hóa phát triển. Đồng thời, cùng với việc khai thác các thế mạnh về du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch sinh thái - cộng đồng... sẽ là những tiền đề quan trọng để Thanh Hóa đi sâu khai thác loại hình du lịch giàu tiềm năng MICE trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Hoàng Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]