(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu triển khai các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng. Điều này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy chuyển dịch sản xuất nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ, giúp người nông dân gắn bó với nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng

Những năm gần đây, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu triển khai các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng. Điều này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy chuyển dịch sản xuất nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ, giúp người nông dân gắn bó với nông thôn.

Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng

Các cháu khối mầm non Trường liên cấp Nobel tham quan, trải nghiệm mô hình nông nghiệp trồng bưởi tại xã Yên Ninh (Yên Định).

Vào những ngày cuối tuần, khá đông gia đình, khách du lịch, thanh niên nam, nữ, nhiếp ảnh gia đã tìm về các cánh đồng hoa tại phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa, để ngắm nhìn những vạt hoa cúc họa mi, cánh bướm, tam giác mạch, hoa cải... rực rỡ đang đua nhau khoe sắc. Trước đây, người dân phường Tào Xuyên chuyên trồng cải để bán rau ăn và lấy hạt giống. Từ năm 2018 đến nay, khi thấy số lượng người tới chụp ảnh ngày càng nhiều thì bà con chuyển sang kinh doanh, thu tiền khách vào tham quan chụp ảnh. Việc chuyển hướng kinh doanh đón khách vào tham quan, chụp ảnh giúp người nông dân có thêm một khoản thu nhập tốt hơn so với trồng hoa màu. Ông Tào Quang Tuấn, phố 2, phường Tào Xuyên, cho biết: Mỗi người dân đến đây chụp ảnh, các hộ trồng hoa thu 40.000 đồng, không kể thời gian. Khách đến đây ngoài việc tham quan, thụ hưởng không khí trong lành, còn có thể thỏa sức chụp ảnh làm kỷ niệm. Theo tính toán của ông Tuấn, với 6 sào đất bãi, bằng việc gieo gối vụ hoa phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch, trong 3 tháng cuối năm, gia đình ông thu lãi khoảng 100 đến 120 triệu đồng, cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng để thu hoạch sản phẩm tiêu dùng.

Hiện nay, huyện Bá Thước có hơn 100 cơ sở lưu trú, trong đó 81 cơ sở đón khách theo hình thức du lịch cộng đồng, lưu trú, nghỉ dưỡng, homestay với hơn 200 người là dân bản địa trực tiếp quản lý và kinh doanh du lịch. Quan điểm xuyên suốt của huyện Bá Thước và những hộ làm homestay ở đây là phấn đấu khi du khách đến sẽ được trải nghiệm các mô hình nông nghiệp đặc trưng mang đậm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái, Mường thông qua việc cùng ăn, cùng ở và sinh hoạt tại những nếp nhà sàn truyền thống của người dân. Do đó, các homestay vẫn giữ nét truyền thống được bao quanh bởi các ruộng lúa bậc thang nhưng lại được trang bị đầy đủ các tiện nghi, bảo đảm cho du khách có một chuyến du ngoạn, nghỉ ngơi an toàn, hấp dẫn. Du khách được trải nghiệm ẩm thực nhờ vào những nguyên liệu chế biến nổi tiếng của người dân địa phương như mắc khén, hạt dổi, măng rừng, mật ong rừng... Không chỉ được thưởng thức mà du khách còn được người dân nơi đây sẵn lòng chia sẻ những bí quyết nấu các món ăn dân tộc. Và khi màn đêm buông xuống, du khách lại trải nghiệm những đêm giao lưu văn nghệ, ngồi nhâm nhi chén rượu, thưởng thức bắp ngô nướng giữa khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, mát mẻ. Nhờ có chủ trương phát triển du lịch sinh thái cộng đồng đúng hướng, cùng với sự năng động nhạy bén, cách làm du lịch bài bản, chuyên nghiệp của các doanh nghiệp và hộ dân, lượng khách du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng ở huyện Bá Thước tăng nhanh qua các năm. Năm 2017, đón 20.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế trên 5.800 lượt; đến năm 2020 đón được hơn 50.000 lượt khách. Doanh thu từ du lịch hơn 21 tỷ đồng năm 2017, tăng lên hơn 50 tỷ đồng năm 2020.

Có thể thấy, các mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng không chỉ đem đến cho du khách cơ hội thư giãn, rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông, việc phát triển du lịch cũng tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ. Hiện, trên địa bàn tỉnh có gần 100 mô hình nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng; trong đó, tập trung nhiều ở các huyện Bá Thước, Yên Định, Quảng Xương, Đông Sơn... Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn ít, đa phần các mô hình mới chỉ đáp ứng được nhu cầu ăn uống, nghỉ dưỡng ở mức giản đơn. Nhất là, người dân vẫn chưa có các kỹ năng hướng dẫn du lịch, tổ chức du lịch cộng đồng. Vì vậy, để hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng hiệu quả, các địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp mở các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ phát triển du lịch cho người dân, như: bồi dưỡng tiếng Anh giao tiếp, thuyết minh viên, hướng dẫn viên; tập huấn kỹ năng nấu ăn và pha chế đồ uống trong kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà dân; kỹ năng, nghiệp vụ tiếp đón khách... góp phần nâng cao trình độ dân trí, văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp văn minh trong phục vụ du lịch.

Mô hình nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng đã và đang góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững, khai thác các giá trị về tài nguyên của địa phương, nhất là khai thác các giá trị nội tại của hoạt động sản xuất nông nghiệp để tạo thu nhập ngoài các sản phẩm thuần túy nông nghiệp cho những người nông dân. Việc phát triển nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng không chỉ có ý nghĩa tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt, mà nó còn như một phương pháp hiệu quả nhằm duy trì, bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mang đặc thù của mỗi địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài và ảnh: Lương Khánh


Bài và ảnh: Lương Khánh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]