(Baothanhhoa.vn) - Bước sang năm 2022, bên cạnh việc ứng phó với đại dịch COVID-19, cùng với sự chủ động thích ứng trong tình hình mới, kịp thời chuyển hướng khai thác du lịch nội địa và hướng tới đón khách du lịch quốc tế có “hộ chiếu vắc xin”, tỉnh Thanh Hóa đã có sự phục hồi và sẵn sàng mở cửa hoàn toàn đón khách du lịch.

Du lịch an toàn - du lịch bền vững (Bài 2): Sẵn sàng mở cửa hoàn toàn

Bước sang năm 2022, bên cạnh việc ứng phó với đại dịch COVID-19, cùng với sự chủ động thích ứng trong tình hình mới, kịp thời chuyển hướng khai thác du lịch nội địa và hướng tới đón khách du lịch quốc tế có “hộ chiếu vắc xin”, tỉnh Thanh Hóa đã có sự phục hồi và sẵn sàng mở cửa hoàn toàn đón khách du lịch.

Du lịch an toàn - du lịch bền vững (Bài 2): Sẵn sàng mở cửa hoàn toàn

Khu di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) sẵn sàng đón khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, vãn cảnh.

Tại thị xã Nghi Sơn, tranh thủ thời điểm du lịch “đóng băng”, thị xã đã hoàn thành việc chỉnh trang môi trường, diện mạo cho khu du lịch sinh thái biển Hải Hòa. Trong dịp hè 2022, nếu có dịp ghé nơi đây, du khách sẽ bất ngờ với diện mạo hoàn toàn mới. Bên cạnh hệ thống giao thông thuận lợi, một số công trình kè chống sạt lở, bảo vệ bãi biển, xây dựng khu tắm tráng, sân khấu khu vực bãi biển… được chính quyền địa phương đầu tư khang trang, sạch đẹp; hệ thống nhà nghỉ, khách sạn cũng được các cơ sở, doanh nghiệp chỉnh trang, nâng cấp phù hợp với không gian cảnh quan của một khu du lịch biển văn minh, hiện đại. Đến thời điểm này, khu du lịch sinh thái biển Hải Hòa đã sẵn sàng mọi điều kiện cần thiết để đón khách.

Du lịch an toàn - du lịch bền vững (Bài 2): Sẵn sàng mở cửa hoàn toàn

Diện mạo mới khang trang, thoáng đãng của Khu du lịch sinh thái biển Hải Hòa.

Càng thuận lợi hơn cho du lịch thị xã Nghi Sơn, khi trong năm 2021 Tổng Công ty Đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát đã hoàn thành và đưa vào hoạt động nhiều công trình trọng điểm trong Dự án “Thành phố Nghệ thuật Monaco - Nghi Sơn”. Với đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch độc đáo, mới lạ như trải nghiệm đường đi xe địa hình ATV; đua xe “công thức 1 mini” Go-Kart trên đường đua hiện đại; bơi thuyền kayak; tham quan chụp ảnh tại quảng trường nghệ thuật… Dự án thành phố Nghệ thuật Monaco - Nghi Sơn được phát triển với sự hợp tác thực hiện của những nhà khoa học, kiến trúc sư, nghệ sĩ có tên tuổi lớn trên thế giới, có tổng diện tích lên đến 300 ha, tổng mức đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng.

Du lịch an toàn - du lịch bền vững (Bài 2): Sẵn sàng mở cửa hoàn toàn

Trải nghiệm đua xe địa hình, một sản phẩm dịch vụ du lịch độc đáo trong Dự án “Thành phố Nghệ thuật Monaco - Nghi Sơn”.

Cùng với đà phục hồi, mở cửa trở lại các hoạt động du lịch trong cả nước, trọng điểm du lịch của tỉnh - khu du lịch biển Sầm Sơn đã đặt ra mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của dịch vụ du lịch; hoàn thiện cơ sở hạ tầng; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng hình ảnh con người Sầm Sơn đẹp trong lòng bạn bè, du khách nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch biển văn minh, hấp dẫn, thân thiện. Thành phố phấn đấu trong năm 2022 đón được 3,5 triệu lượt khách, phục vụ trên 8,2 triệu ngày khách, doanh thu du lịch đạt 3.150 tỷ đồng.

Du lịch an toàn - du lịch bền vững (Bài 2): Sẵn sàng mở cửa hoàn toàn

TP Sầm Sơn phấn đấu trong năm 2022 đón được 3,5 triệu lượt khách.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra, thành phố Sầm Sơn tiếp tục thực hiện nhiêm vụ phát triển du lịch trong điều kiện “bình thường mới”, trong đó tập trung xây dựng, duy trì các lễ hội văn hóa - du lịch, nâng cấp và phát huy các lễ hội truyền thống để xây dựng thương hiệu du lịch Sầm Sơn là “thành phố của lễ hội”.

Tại các khu, điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh như khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (huyện Bá Thước), khu di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), suối cá Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy), Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc)… thời gian qua mặc dù lượng khách sụt giảm, thậm chí có thời điểm mọi hoạt động rơi vào trạng thái “đóng băng”, song ngay sau khi du lịch mở cửa trở lại các cơ sở lưu trú, nhà hàng và các điểm đến đã sẵn sàng các điều kiện đón khách an toàn.

Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng ban Quản lý (BQL) khu di tích lịch sử Lam Kinh cho biết: Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, có thời điểm khu di tích tạm thời đóng cửa, song công tác vệ sinh môi trường cũng như các điều kiện đảm bảo phòng, chống dịch luôn được BQL quan tâm ở mọi thời điểm. BQL đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch và cung cấp dịch vụ du lịch như khai báo y tế điện tử thông qua quét QR Code; đăng ký điểm đến, dịch vụ an toàn; thuyết minh tự động… đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh “bình thường mới”.

Du lịch an toàn - du lịch bền vững (Bài 2): Sẵn sàng mở cửa hoàn toàn

Khu di tích lịch sử Lam Kinh.

Tất cả đang chờ đợi và hy vọng một năm du lịch bùng nổ sau khoảng thời gian hơn 2 năm đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Các cấp, ngành, địa phương đã, đang tập trung đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư tổ hợp du lịch nhằm hình thành các sản phẩm du lịch cao cấp, có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch, đổi mới phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, đặc sắc, đa dạng, nâng cao tính cạnh tranh. Cùng với đó tăng cường các hoạt động liên kết, chuẩn bị sẵn sằng các điều kiện tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

Đánh giá cao về sự chủ động của tỉnh Thanh Hóa trong việc mở cửa đón khách trở lại, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh khẳng định: Việc tỉnh Thanh Hóa chủ động tổ chức các hoạt động, chương trình kích cầu du lịch, phục hồi du lịch nội địa và đón khách du lịch quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn ngành du lịch.

Trước yêu cầu phát triển du lịch theo tinh thần “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng đẩy mạnh hợp tác với các địa phương trong nước, thiết lập hành lang an toàn đón khách. Đặc biệt, Lễ công bố biểu trưng du lịch Thanh Hóa; phát động chương trình kích cầu du lịch năm 2022 và đón khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa là sự kiện diễn ra rất đúng và trúng thời điểm. Chúng tôi cho rằng, điều này thể hiện sự quan tâm và chỉ đạo rất quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đối với việc phục hồi du lịch cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Du lịch an toàn - du lịch bền vững (Bài 2): Sẵn sàng mở cửa hoàn toàn

Đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp du lịch Thanh Hóa đã sẵn sàng trở lại “đường đua” với cam kết về chất lượng dịch vụ một cách tốt nhất. 100% nhân lực du lịch đã được tiêm vắc-xin phòng COVID-19, đồng thời các doanh nghiệp cũng đã tập huấn về quy trình đón và phục vụ khách an toàn. Tuy nhiên, để vực dậy cả thế và lực, các doanh nghiệp mong muốn có sự đồng hành và hỗ trợ tích cực hơn nữa từ các cấp, ngành, đặc biệt là quan tâm hỗ trợ công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến thời điểm này đã có trên 40 sự kiện, hoạt động được đăng ký tổ chức tại nhiều địa phương, khu điểm du lịch trong suốt năm 2022. Trước mắt, tỉnh đã sẵn sàng các điều kiện để tổ chức chuỗi sự kiện hấp dẫn trong hè du lịch 2022, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những kỳ nghỉ sôi động, ý nghĩa với sự đồng hành của các tập đoàn lớn như Sun Group, FLC…

Đặc biệt, việc dán nhãn xanh an toàn cho các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch đã được tỉnh thực hiện một cách kịp thời. Đây vừa được xem là cam kết của tỉnh khi mở cửa đón khách du lịch, vừa là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khai thác và phục vụ khách du lịch trong nước, quốc tế với thông điệp “Thanh Hóa - Điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”.

Hoài Anh

Tin liên quan:
  • Du lịch an toàn - du lịch bền vững (Bài 2): Sẵn sàng mở cửa hoàn toàn
    Du lịch an toàn - du lịch bền vững (Bài 1): Xứ Thanh - “Hương sắc bốn mùa”

    Vốn được ví như “Việt Nam thu nhỏ”, vậy nên không quá khi nhận định rằng, Thanh Hóa là tấm gương phản chiếu chân thực và sống động vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên, cùng sự giàu có, huyền bí của văn hóa truyền thống. Để rồi, về với xứ Thanh du khách sẽ được chìm đắm trong “hương sắc bốn mùa”, để khám phá những điều mới lạ và để “làm mới” mình nhờ vốn hiểu biết được tích lũy sau hành trình trải nghiệm thú vị.


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]