(Baothanhhoa.vn) - Trong định hướng phát triển, Sầm Sơn hướng đến tạo dựng đô thị du lịch hiện đại. Để hiện thực hóa mục tiêu này, TP Sầm Sơn nói riêng, đang tập trung nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và thu hút nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch.

Hướng tới kỷ niệm 115 năm du lịch Sầm Sơn và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2022

Đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất du lịch

Trong định hướng phát triển, Sầm Sơn hướng đến tạo dựng đô thị du lịch hiện đại. Để hiện thực hóa mục tiêu này, TP Sầm Sơn nói riêng, đang tập trung nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và thu hút nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch.

Đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất du lịch

Đường Hồ Xuân Hương TP Sầm Sơn. Ảnh: P.N

Để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch biển, TP Sầm Sơn đã phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2525/QĐ-UBND ngày 17-7-2017 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 và các quy hoạch phân khu chức năng. Điển hình như Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu A - Khu trung tâm dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng ven biển và đô thị TP Sầm Sơn; Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu H - Khu trung tâm thương mại và các đô thị mới TP Sầm Sơn; Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu F - Khu nông nghiệp công nghệ cao, dân cư hiện trạng đô thị mới và các công trình đầu mối TP Sầm Sơn. Công tác quản lý quy hoạch được chú trọng; chất lượng và tính khả thi của các quy hoạch được nâng cao, đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa nhà đầu tư - Nhà nước - người dân; việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, lập mới các quy hoạch được triển khai kịp thời, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút, triển khai các dự án đầu tư du lịch.

Cùng với đó, thành phố đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch trọng điểm, các tuyến trung tâm và kết nối đến các khu, điểm du lịch có tiềm năng. Điển hình như tuyến đường ven biển qua địa phận TP Sầm Sơn; cải tạo, nâng cấp đường Hồ Xuân Hương đoạn từ chân núi Trường Lệ đến Vạn Chài; Đại lộ Nam sông Mã... Đồng thời, TP Sầm Sơn cũng đã ưu tiên đầu tư một số dự án quy mô nhỏ nhưng có tác động trực tiếp đến việc hình thành và khai thác phát triển du lịch như đường Thanh Niên; hoàn thiện hệ thống thoát nước và cải tạo, nâng cấp các tuyến đường nội thành theo trục Đông - Tây; xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch... Ngoài ra, thành phố cũng tập trung huy động các nguồn lực tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích; trong đó, đặc biệt ưu tiên các khu, điểm di tích cách mạng, di tích lịch sử có giá trị khai thác phục vụ du lịch. Một số di tích đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch, như Khu lưu niệm Bác Hồ kéo lưới với ngư dân Sầm Sơn (phường Trường Sơn); Khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, đền thờ Tô Hiến Thành (phường Trường Sơn); Khu danh thắng Hòn Trống Mái (phường Trường Sơn); Khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, đền thờ Hoàng Minh Tự (phường Trường Sơn); Khu di tích lịch sử cấp tỉnh, di tích Chi bộ Cố Gắng (phường Quảng Cư)... Những di tích được tu bổ, phục dựng đã góp phần hoàn thiện, tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch văn hóa và ngày càng thu hút khách du khách.

Đặc biệt, TP Sầm Sơn đã và đang tập trung cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chủ động tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, nhất là các dự án quy mô lớn, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai các dự án kinh doanh du lịch trong thời gian nhanh nhất. Nhờ đó, việc thu hút đầu tư du lịch của thành phố vài năm trở lại đây đã có sự chuyển biến tích cực về cả quy mô và chất lượng. Trong giai đoạn 2016-2020, số cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng mới là 295 cơ sở/9.400 phòng. Nhiều dự án quy mô lớn, hệ thống dịch vụ đồng bộ, chất lượng cao đã được đầu tư, đưa vào khai thác, như Sầm Sơn golf links và khu đô thị sinh thái FLC - giai đoạn 2; các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên của Công ty Đại Long, Công ty Sơn Trang... Đặc biệt, trên địa bàn thành phố đang triển khai một số dự án quy mô lớn, điển hình là Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn của Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời...

Trong thời gian tới, TP Sầm Sơn tập trung phát triển 4 hành lang và 8 phân khu đô thị, để tạo không gian mới cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, 4 hành lang phát triển, bao gồm: hành lang cộng đồng bố trí các công trình công cộng, hành chính, văn hóa, y tế, thể dục thể thao, tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan, điểm nhấn của thành phố; hành lang lễ hội là không gian công cộng chính của thành phố, gồm quảng trường biển, các tuyến phố đi bộ, khu mua sắm, lễ hội ẩm thực, giao lưu văn hóa, chợ hải sản...; hành lang sông Đơ là khu đô thị du lịch sinh thái, trung tâm dịch vụ thương mại, công viên, khu vui chơi, giải trí hướng tới du lịch 4 mùa; hành lang Đại lộ Nam sông Mã là khu dịch vụ hỗn hợp, cảng thủy nội địa, cụm công nghiệp, khu phát triển R&D, chợ đầu mối.

Cùng với 4 hành lang phát triển, thành phố còn tập trung phát triển 8 phân khu đô thị, bao gồm: Khu A là khu đô thị dọc bờ biển từ sông Mã đến núi Trường Lệ - trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại và đô thị. Khu B là khu đô thị du lịch Nam Sầm Sơn - trung tâm du lịch biển cao cấp với các khu vực nghỉ dưỡng chất lượng cao. Khu C là khu dịch vụ, du lịch sinh thái, tâm linh núi Trường Lệ. Khu D dọc theo bờ Nam sông Mã, là khu vực phát triển du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí 4 mùa. Khu E là khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đa ngành. Khu F là khu dân cư hiện trạng, dân cư đô thị mới. Khu G là trung tâm du lịch, dịch vụ, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng. Khu H là khu trung tâm hành chính - chính trị mới của thành phố.

Ngoài ra, trên cơ sở quy hoạch, thành phố sẽ tập trung phát triển theo hướng đô thị xanh, thông minh, hiện đại, bảo đảm liên kết hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉnh trang, phát triển, hiện đại hóa đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị bền vững; đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng các công trình tiêu biểu, không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, tạo điểm nhấn. Từ đó, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt 100%. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư các dự án trọng điểm, mở rộng không gian đô thị và tăng tính kết nối với các địa phương khác, nhất là các khu vực kinh tế động lực. Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư công; thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và hằng năm, ưu tiên bố trí vốn để đầu tư các công trình trọng điểm, có tính đột phá và sức lan tỏa lớn, góp phần hoàn thiện diện mạo đô thị du lịch hiện đại.

Trần Hằng


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]