(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa được ví như một Việt Nam thu nhỏ, bởi nơi đây hội tụ đầy đủ tiềm năng và lợi thế từ “rừng vàng” đến “biển bạc” thu hút khách du lịch suốt 4 mùa. Chính vì vậy, việc ban hành biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” như một lời khẳng định về sự đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch; đồng thời cũng là một lời mời chào, khích lệ du khách muôn phương đến trải nghiệm và khám phá du lịch Thanh Hóa bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu.

Quảng bá du lịch – mở cửa vươn ra thế giới

Bài cuối: Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Thanh Hóa - khẳng định vị thế du lịch xứ Thanh

Thanh Hóa được ví như một Việt Nam thu nhỏ, bởi nơi đây hội tụ đầy đủ tiềm năng và lợi thế từ “rừng vàng” đến “biển bạc” thu hút khách du lịch suốt 4 mùa. Chính vì vậy, việc ban hành biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” như một lời khẳng định về sự đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch; đồng thời cũng là một lời mời chào, khích lệ du khách muôn phương đến trải nghiệm và khám phá du lịch Thanh Hóa bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu.

Bài cuối: Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Thanh Hóa - khẳng định vị thế du lịch xứ Thanh

Lễ công bố Biểu trưng du lịch Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Đạt

Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa

Tụ hội tiềm năng, thế mạnh của các vùng kinh tế là vùng núi, trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển, Thanh Hóa sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc, có giá trị quốc gia và quốc tế với nhiều di tích lịch sử, văn hóa như Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, các Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Đền Bà Triệu, Đền thờ Lê Hoàn; có tài nguyên du lịch tự nhiên nổi trội với 102 km đường bờ biển và nhiều bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa..., và nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Vườn Quốc gia Bến En, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Suối cá thần Cẩm Lương... cùng nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc, ẩm thực địa phương phong phú, hấp dẫn... Vì vậy, tỉnh Thanh Hóa có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch xanh, du lịch biển...

Phát huy tiềm năng lợi thế đó, Thanh Hóa đã và đang phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Để làm được điều đó, ngành du lịch Thanh Hóa xác định ngoài việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng hình ảnh thì phải xây dựng được thương hiệu du lịch mang bản sắc của riêng mình. Trên cơ sở đó, sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và lên chiến lược trong việc xây dựng thương hiệu du lịch. Ngày 22-2-2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 688/QĐ-UBND về việc công nhận biểu trưng và khẩu hiệu “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”.

Logo du lịch Thanh Hóa với điểm nhấn là Thành Nhà Hồ và đường nét cách điệu Hòn Trống Mái mang đến sự vui vẻ, thăng hoa cảm xúc từ sắc màu di sản và du lịch biển được nhấn mạnh chủ thể qua hình ảnh: nụ cười, chim hạc, mái đình, thửa ruộng bậc thang, mái chèo, cánh diều, cánh sóng, đặc biệt thể hiện được hình dưa hấu qua lễ hội “Sự tích Mai An Tiêm”, Nga Sơn, Thanh Hóa. Tổng thể logo toát lên nét vui tươi qua hình tượng nụ cười thân thiện, mến khách của con người xứ Thanh, hàm ý cho một điểm đến tràn ngập niềm vui cho du khách.

Sologan “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” như một lời khẳng định về sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch; đồng thời cũng là một lời mời chào, khích lệ du khách muôn phương đến trải nghiệm và khám phá du lịch Thanh Hóa bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu. Slogan ngắn gọn, súc tích nhưng quy tụ đầy đủ nét tinh hoa của vùng đất xứ Thanh với con người thân thiện, điểm đến hấp dẫn. “Hương sắc bốn mùa” sẽ là một câu chuyện muốn kể với du khách về vùng đất xứ Thanh 4 mùa trong năm đều tuyệt đẹp với những sắc thái riêng, vẻ đẹp riêng - độc đáo, hấp dẫn. Mùa Xuân: đến với lễ hội, khám phá nét văn hóa, di sản qua các chương trình du lịch “Về miền di sản xứ Thanh”; mùa Hạ: sôi động du lịch biển qua các chương trình du lịch “Xứ Thanh - biển gọi”; mùa Thu: trải nghiệm du lịch sinh thái, cộng đồng qua các chương trình du lịch “Thiên đường giữa đại ngàn xứ Thanh”; mùa Đông: thưởng thức hương vị địa phương, ẩm thực đa dạng, đặc sắc qua các chương trình du lịch “Đặc sắc hương vị quê Thanh”.

Việc ban hành Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Thanh Hóa chính thức ghi dấu du lịch Thanh Hóa trên bản đồ du lịch Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung. Đồng thời, sẽ góp phần xây dựng và nâng tầm thương hiệu du lịch Thanh Hóa trong giai đoạn mới, tạo sự đồng bộ trong quảng bá hình ảnh du lịch, qua đó thu hút khách du lịch đến với Thanh Hóa. Và lễ công bố Biểu trưng du lịch Thanh Hóa; phát động Chương trình kích cầu du lịch năm 2022 (ngày 11-3) và đón khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2022 của tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, góp phần hiện thực hóa quyết tâm xây dựng “Thanh Hóa trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn” với mục tiêu đón trên 10 triệu lượt khách, trong đó hơn 440 ngàn lượt khách du lịch quốc tế, tổng doanh thu du lịch đạt gần 18 ngàn tỷ đồng trong năm 2022.

Xây dựng chiến lược quảng bá

Khi đã có logo và slogan, tỉnh Thanh Hóa xác định cần phải có chiến dịch truyền thông bài bản, để phát huy giá trị của bộ nhận diện thương hiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế. Theo đó, ngành du lịch Thanh Hóa đã và đang tích cực quảng bá logo và slogan “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”, thông qua 50 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức trong tỉnh và nhiều hoạt động, hội chợ du lịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2022. Đó là hàng loạt các sự kiện được tổ chức trên địa bàn tỉnh như lễ hội Lê Hoàn (Thọ Xuân); lễ hội Mai An Tiêm (Nga Sơn); lễ hội Tình yêu - Hòn Trống Mái (Sầm Sơn); chương trình Lễ kỷ niệm 115 năm du lịch Sầm Sơn, 5 năm Sầm Sơn được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Thanh Hóa và khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2022; khai trương du lịch Thác Mây (Thạch Thành); lễ hội du lịch biển Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn); lễ hội du lịch biển Hải Tiến (Hoằng Hóa)... Đến việc đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao đó là các giải bóng bàn, cầu lông gia đình toàn quốc; giải đua xe đạp địa hình vô địch trẻ quốc gia; hội thao quần vợt bãi biển toàn quốc; giải bóng đá bãi biển vô địch quốc gia năm 2022... Và rộng hơn, là quảng bá tại các sự kiện kích cầu du lịch Thanh Hóa trên phạm vi cả nước. Đó là sự kiện khai mạc Hội chợ du lịch quốc tế VITM 2022 với chủ đề “Bình thường mới - Cơ hội mới”, được tổ chức tại Hà Nội; rồi Tuần lễ Văn hóa hữu nghị Thanh Hóa - Hủa Phăn nhân kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Nam - Lào và 55 năm ký kết hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn; ngày văn hóa Ấn Độ tại tỉnh Thanh Hóa... Các sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt, bởi đây là bước khởi động cho một năm du lịch hứa hẹn sẽ gặt hái được những thành quả mới. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa còn tích cực tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá logo và slogan thương hiệu du lịch thông qua việc đặt hàng sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm gắn bộ nhận diện thương hiệu du lịch Thanh Hóa; đẩy mạnh truyền thông “Du lịch Thanh Hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên các kênh truyền hình Trung ương, địa phương, trên website và nền tảng số; tổ chức và tham gia tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến, tuyên truyền, giới thiệu về du lịch Thanh Hóa bằng cả hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp.

Cùng với việc tăng cường quảng bá thương hiệu du lịch Thanh Hóa, để thu hút và đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch, nhất là dòng khách ở những thị trường trọng điểm có khả năng chi tiêu cao. Thời gian qua, nhiều dự án đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đã và đang được tích cực triển khai thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 81 dự án đầu tư kinh doanh du lịch với tổng vốn đầu tư gần 145.000 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều tập đoàn kinh tế lớn, có kinh nghiệm và năng lực hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư du lịch như Tập đoàn FLC, VinGroup, SunGroup, Flamingo, BRG, T&T, TNG... đã và đang triển khai thực hiện các dự án, tổ hợp nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, thể thao, vui chơi giải trí đẳng cấp và quy mô lớn, như: Quần thể Khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf FLC Sầm Sơn, Khu tổ hợp dịch vụ thương mại, khách sạn Vincom, Khu du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng Flamingo Linh Trường, dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn, Khu đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En, Khu quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng Quảng Yên, Khu đô thị du lịch sinh thái Tân Dân... Qua đó, tạo bước đột phá về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh.

Ngày nay, khi du lịch ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế như là một trong những ngành kinh tế hàng đầu thúc đẩy phát triển, thì việc đầu tư cho du lịch với chiến lược và tầm nhìn phù hợp càng trở nên cấp thiết. Để “rộng đường phát triển” tỉnh Thanh Hóa đã đề ra hàng loạt chính sách, đề án, dự án, kế hoạch phát triển du lịch, điển hình là đề án “Xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”; đề án “Phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030”; đề án “Truyền thông du lịch Thanh Hóa đến năm 2020”; Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...

Trao đổi về vấn đề này, bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện các chiến lược để xây dựng Thanh Hóa thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch xanh, du lịch biển... Đồng thời, chú trọng phát triển du lịch từ “số lượng” sang “chất lượng”, có trọng tâm, trọng điểm, theo hướng chủ động hội nhập, nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp, đảm bảo sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu của các thị trường mục tiêu; tích cực triển khai các chiến dịch quảng bá thương hiệu gắn với chiến lược marketing toàn diện vào các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng thu hút khách du lịch, nhất là khách du lịch có mức chi cao và khách quốc tế; tăng cường liên kết phát triển du lịch với các địa phương trọng điểm về du lịch trong cả nước và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch và tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch...

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]