(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Thường Xuân đã chủ động đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ), coi đây là một trong những giải pháp đột phá nhằm giải quyết việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người dân và tạo “cú hích” để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đột phá trong xuất khẩu lao động ở Thường Xuân

Những năm qua, huyện Thường Xuân đã chủ động đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ), coi đây là một trong những giải pháp đột phá nhằm giải quyết việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người dân và tạo “cú hích” để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đột phá trong xuất khẩu lao động ở Thường XuânHuyện Thường Xuân phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho người lao động, đoàn viên, thanh niên, học sinh sắp tốt nghiệp THPT trên địa bàn huyện.

Ông Cầm Bá Tuấn, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) huyện Thường Xuân, cho biết: Từ năm 2018 đến nay toàn huyện đã có hơn 1.000 người đi XKLĐ, vượt chỉ tiêu đề ra, chủ yếu ở các thị trường có mức thu nhập cao, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Rumani... với các ngành nghề cơ khí, hàn, xây dựng, may mặc, điều dưỡng, hộ lý, giúp việc gia đình... Có được kết quả trên là do hàng năm Phòng LĐTB&XH huyện tham mưu cho lãnh đạo huyện ban hành kế hoạch giảm nghèo, trong đó có giao chỉ tiêu XKLĐ cho các xã, thị trấn; đồng thời tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành cũng như khơi dậy ý thức tự vươn lên của người dân tham gia XKLĐ để thoát nghèo. Chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, đánh giá lại hiệu quả thực trạng công tác XKLĐ theo từng thị trường, trên cơ sở đó tham mưu cho cấp ủy, chính quyền những giải pháp phù hợp. Phối hợp tốt với các ngành chức năng, các doanh nghiệp giải quyết dứt điểm, thỏa đáng quyền lợi đối với những trường hợp phải về nước trước thời hạn do yếu tố khách quan, tạo niềm tin cho người lao động. Cùng với các giải pháp trên, huyện đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ XKLĐ của Trung ương, của tỉnh; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giải quyết kịp thời thủ tục, hồ sơ cấp vốn cho người đi XKLĐ. Theo thống kê, từ năm 2018 đến nay, huyện đã phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân cho 602 người đi XKLĐ, với số tiền 9 tỷ 223 triệu đồng.

Huyện thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo XKLĐ từ huyện đến cơ sở, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các thành viên để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước và trách nhiệm của từng cá nhân. Đưa chỉ tiêu công tác XKLĐ, giải quyết việc làm vào nghị quyết hàng năm và cả nhiệm kỳ để chỉ đạo thực hiện. Cùng với đó, hiện nay huyện đã và đang triển khai hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Tiểu dự án 2, Dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 và nội dung hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn huyện của Tiểu dự án 3 và 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh việc thực hiện tốt chính sách của Nhà nước, huyện đã phối hợp với Sở LĐTB&XH thẩm định hồ sơ, giới thiệu các đơn vị và doanh nghiệp có uy tín, năng lực, chất lượng thực hiện tư vấn, tuyển lao động trên địa bàn. Đồng thời thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các xã, thị trấn trong công tác tư vấn tuyên truyền, tuyển lao động; đào tạo ngoại ngữ, định hướng và phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho người lao động theo quy định. Hiện nay, trên địa bàn huyện Thường Xuân có 15 công ty, doanh nghiệp đang phối hợp với Phòng LĐTB&XH, UBND các xã, thị trấn để tuyên truyền, tư vấn, tuyển chọn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài, như: Công ty CP Đầu tư Thuận An DMC, Công ty CP Đầu tư và Cung ứng nhân lực quốc tế Thiên Ân; Công ty Hợp tác quốc tế Vinacom; Công ty CP Traenco...

Để người lao động, đoàn viên, thanh niên có điều kiện được học nghề, du học, tư vấn giới thiệu việc làm và XKLĐ tại thị trường các nước Nhật Bản, Đài Loan, Liên bang Nga, Hy Lạp, Singapore... và làm việc tại các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh và các khu công nghiệp trong nước, đầu tháng 12/2023 huyện Thường Xuân phối hợp với các doanh nghiệp, công ty tổ chức chương trình tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm và XKLĐ thu hút sự tham gia của hơn 400 người lao động, đoàn viên, thanh niên, học sinh sắp tốt nghiệp THPT. Tại chương trình, đông đảo đoàn viên, thanh niên đã được các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, tư vấn chọn trường, chọn nghề, tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội và xu hướng phát triển các ngành nghề trong tương lai. Các đơn vị, doanh nghiệp cũng đã thông tin một số chủ trương, chính sách, chế độ đãi ngộ, nhu cầu việc làm của doanh nghiệp, nhất là về một số thị trường XKLĐ tiềm năng... Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển dụng, tuyển sinh học nghề và XKLĐ, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và đào tạo.

Theo đánh giá, hiện nay, Thường Xuân là một trong những đơn vị dẫn đầu các huyện miền núi có nhiều lao động đang làm việc ở nước ngoài. Hằng năm, số ngoại tệ gửi về cho người thân từ 150 đến 200 triệu USD đã làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê nông thôn. Nhiều người đi XKLĐ về có vốn đã đầu tư thành lập doanh nghiệp, mở cửa hàng kinh doanh điện tử, điện lạnh, sản xuất, kinh doanh... tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Thời gian tới, phòng LĐTB&XH sẽ tham mưu cho lãnh đạo huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác XKLĐ, xem đây là một trong những hướng giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tuyên truyền sâu rộng về công tác XKLĐ để người lao động hiểu, tham gia. Đồng thời lựa chọn những công ty, doanh nghiệp XKLĐ có năng lực, uy tín tham gia tư vấn, tuyển dụng lao động trên địa bàn; thường xuyên trao đổi, phối hợp với doanh nghiệp để nắm bắt thông tin về thị trường tiếp nhận lao động, nhu cầu tuyển chọn lao động, các vướng mắc, khó khăn trong công tác tuyển chọn lao động; có giải pháp nâng cao trình độ, tay nghề và trang bị kiến thức cơ bản về văn hóa, con người nước sở tại cho lao động; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, an toàn lao động, tuân thủ quy định pháp luật trong quá trình sống, làm việc tại nước ngoài...

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]