(Baothanhhoa.vn) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế của một xã vùng cao, nhiều hộ dân xã Ban Công, huyện Bá Thước đã mạnh dạn xây dựng chuồng trại, đào ao thả cá; phát triển mô hình kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã vùng cao Ban Công với những mô hình kinh tế thoát nghèo

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của một xã vùng cao, nhiều hộ dân xã Ban Công, huyện Bá Thước đã mạnh dạn xây dựng chuồng trại, đào ao thả cá; phát triển mô hình kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Xã vùng cao Ban Công với những mô hình kinh tế thoát nghèo

Dẫn chúng tôi đi thăm đàn vịt sắp đến ngày xuất chuồng, anh Lò Văn Phú, thôn 3, xã Ban Công vui ra mặt. Anh Phú bảo, cuộc sống gia đình trước đó gặp không ít khó khăn, để có kinh tế chăm lo cho gia đình, anh đã phải bôn ba đi làm khắp nơi, từ Nam ra Bắc không biết bao lần, nhưng cái nghèo vẫn bám riết.

Trăn trở làm sao để thoát được nghèo, xây dựng kinh tế gia đình vững chắc, lo được cho bố mẹ, con cái, anh Phú đã mạnh dạn vay tiền của anh em, bạn bè để khởi nghiệp. Dành hết số tiền vay được để mua đàn vịt 100 con. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi nên đàn vịt đầu tiên xuất chuồng không có lợi nhuận. Không bỏ cuộc trước những thất bại, anh Phú tiếp tục mua vịt về nuôi, với kinh nghiệm được đúc kết từ lần đầu, lứa vịt thứ hai lớn nhanh, sau khi bán, anh Phú thu về những đồng lãi đầu tiên.

Xã vùng cao Ban Công với những mô hình kinh tế thoát nghèo

Mô hình chăn nuôi của hộ gia đình anh Phú được xem là “điển hình” để các hộ khác trong xã học tập

Thành công đã tiếp thêm động lực để anh Phú mở rộng quy mô chăn nuôi vịt và nghiên cứu nuôi thêm gà. Đến nay, mô hình nuôi gà, vịt của anh Phú trở thành nguồn thu nhập chính cho cả gia đình. “Mỗi năm gia đình nuôi 4 lứa vịt, mỗi lứa hơn 1.000 con; 3 lứa gà, mỗi lứa từ 1.200-1.500 con, trừ chi phí gia đình thu về hơn 200 triệu đồng” - Anh Phú cho biết.

Không chỉ gia đình anh Phú có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ vào chăn nuôi mà tại xã vùng cao Ban Công còn có nhiều hộ gia thoát nghèo từ việc phát triển các mô kinh tế. 30 năm nay, anh Lò Văn Tuấn, bản Chiềng Lau đã “bén duyên” với nghề nuôi thả cá dốc. Từ những ao cá ban đầu, anh đã nhân giống thành công và mở rộng quy mô nuôi lên nhiều ao nuôi khác nhau. Sản lượng cá mỗi năm đều được thu hoạch cung ứng cho các nhà hàng, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch tại địa phương.

Xã vùng cao Ban Công với những mô hình kinh tế thoát nghèo

Mô hình nuôi cá dốc của anh Lò Văn Tuấn.

Anh Tuấn cho biết: “Để có được thành công, bản thân phải trải qua không ít những khó khăn, có những lúc cá bị dịch bệnh chết hết, trắng tay nhưng bản thân luôn tự nhủ không được bỏ cuộc”.

Theo anh Tuấn, cá dốc có giá dao động từ 150 - 200 nghìn đồng/kg. Nhờ giá trị của loại cá này mang lại, mỗi năm, gia đình anh Tuấn thu hàng chục triệu đồng tiền lãi.

Xã vùng cao Ban Công với những mô hình kinh tế thoát nghèo

Cá dốc đang được cung ứng cho các điểm du lịch cộng đồng ở Pù Luông.

Ông Lương Văn Tư, Chủ tịch UBND xã Ban Công cho biết: “Hiện trên địa bàn xã có cả chục mô hình kinh tế. Các mô hình trên không chỉ tạo ra nguồn thu nhập chính cho người dân mà còn giải quyết việc làm cho bà con trong thôn, bản. Theo thống kê, tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì, phát triển ổn định. Có khoảng 640 con trâu, 560 con bò; gia cầm có 35.000 con,… Bên cạnh đó, xã cũng phát triển nuôi trồng thủy sản. Diện tích ao nuôi thả cá được duy trì gần 12 ha; có gần 70 lồng cá, có hơn 48 vạn con cá giống các loại được thả. Đến thời điểm hiện tại, sản lượng cá xuất bán và tiêu dùng ước đạt 45/50 tấn…”.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]