(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội tập trung triển khai gắn với thực hiện khâu đột phá về “Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào thi đua “Thanh Hóa chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương giai đoạn 2018-2020”.

Nhiều giải pháp giúp hội viên, phụ nữ miền núi thoát nghèo bền vững

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội tập trung triển khai gắn với thực hiện khâu đột phá về “Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào thi đua “Thanh Hóa chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương giai đoạn 2018-2020”.

Nhiều giải pháp giúp hội viên, phụ nữ miền núi thoát nghèo bền vữngThành viên tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản xã Yên Khương (Lang Chánh) chăm sóc bò được trao hỗ trợ phát triển sản xuất.

Để đưa nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội tăng cường phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về mô hình, điển hình trong sản xuất để lan tỏa việc làm theo. Các cấp hội khảo sát thực trạng và phân loại hộ nghèo, tìm nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp giúp đỡ phù hợp từng nhóm đối tượng; đồng thời đăng ký với cấp ủy, chính quyền địa phương về số hộ nghèo được hội giúp đỡ thoát nghèo trong năm; giao chỉ tiêu đăng ký giúp phụ nữ thoát nghèo có địa chỉ, mỗi xã, phường, thị trấn giúp ít nhất 1 hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ thoát nghèo/năm.

Cùng với đó, Hội LHPN tỉnh chủ động nghiên cứu khoa học, thực hiện các chương trình, dự án, đề án, khai thác nguồn lực để hỗ trợ hội viên, phụ nữ các huyện miền núi xây dựng mô hình kinh tế tập thể; chỉ đạo điểm xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với vùng miền để nhân rộng. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội từ các chi, tổ, nhằm nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo thực hiện hoạt động giảm nghèo; tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy nghề truyền thống, du nhập nghề mới tạo việc làm tại chỗ, đặc biệt là phụ nữ nghèo làm chủ hộ, từng bước cải thiện đời sống, góp phần thực hiện giảm nghèo ở từng địa phương. Bên cạnh đó, các cấp hội tập trung khai thác nguồn lực từ các kênh ngân hàng, nguồn tiết kiệm của phụ nữ, các chương trình/dự án tài chính vi mô, tổ nhóm phụ nữ tiết kiệm, hùn vốn... để hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế.

Được tạo điều kiện hỗ trợ nhiều mặt, hội viên phụ nữ các dân tộc khu vực miền núi đã tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các loại cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế, tiêu biểu như các chị: Hà Thị Soạn, bản Cha Lung, xã Tam Thanh (Quan Sơn) với mô hình chăn nuôi bò sinh sản; Vi Thị Khăm, thôn Vịn, xã Bát Mọt (Thường Xuân) với mô hình nuôi lợn nái đen sinh sản; Lê Thị Thuật, thôn Cốc, xã Đồng Lương (Lang Chánh) phát triển trang trại cây ăn quả...

Điểm nổi bật là hội đã tập trung chỉ đạo kết nối giữa hoạt động hỗ trợ phụ nữ học nghề, tư vấn nghề với hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, vận động hội viên tham gia các mô hình kinh tế tập thể, thành lập các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Hội LHPN tỉnh đã xây dựng, triển khai Đề tài khoa học “Khôi phục, phát triển nghề trồng và chế biến dong riềng truyền thống theo chuỗi giá trị tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa”. Qua 6 kỳ tổ chức “Ngày Phụ nữ sáng tạo – Khởi nghiệp” đã mang lại những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo, giúp chị em cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hội chỉ đạo thành lập 115 mô hình (17 HTX, 41 tổ hợp tác và 57 tổ liên kết) thu hút hàng ngàn thành viên tham gia. Nhiều mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả, như: HTX dịch vụ và sản xuất miến dong tại các xã Cẩm Bình, Cẩm Liên (Cẩm Thủy); HTX ong mật Hưởng Hoa (Thạch Thành); HTX bồ câu Ngọc Bích, xã Thạch Lập (Ngọc Lặc); tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen sinh sản xã Bát Mọt (Thường Xuân)... Đặc biệt, thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hướng về biên giới, Hội LHPN tỉnh đã huy động hơn 11 tỷ đồng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, nhân văn, như: xây dựng mô hình kinh tế tập thể; trao mái ấm tình thương; tặng quà, khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hội viên, phụ nữ và Nhân dân...

Các hoạt động trên đã góp phần động viên, hỗ trợ gia đình hội viên, phụ nữ miền núi, vùng giáp biên vượt qua khó khăn, khắc phục phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, xóa bỏ mặc cảm tự ti, tâm lý trông chờ, ỷ lại, phát huy nội lực phấn đấu vươn lên giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tham gia giữ gìn vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc.

Qua 8 năm thực hiện Nghị quyết 09, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội 11 huyện miền núi giúp được 336.444 lượt hộ nghèo bằng nhiều hình thức; hỗ trợ xây, sửa 362 mái ấm tình thương trị giá 10 tỷ 300 triệu đồng; kịp thời thăm hỏi, động viên cán bộ, hội viên, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, giúp các gia đình sớm ổn định cuộc sống. Đặc biệt, hưởng ứng đợt thi đua “Làm theo Bác, thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững”, đã có 79.373 hội viên, phụ nữ tham gia tiết kiệm, đạt số dư tiết kiệm gần 200 tỷ đồng, tại 4.030 tổ/nhóm tiết kiệm, tạo điều kiện để hội viên, phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh theo chuẩn tiếp cận đa chiều còn 3,27%. Các cấp hội đã khai thác nguồn lực các kênh ngân hàng cho 47.143 lượt hội viên, phụ nữ vay phát triển kinh tế với tổng số vốn 2.454 tỷ 352 triệu đồng; phối hợp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hơn 399.122 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ; 27.982 lao động nữ được học nghề. Trung tâm dạy nghề phụ nữ tỉnh tổ chức 12 lớp sơ cấp nghề cho 390 hội viên, phụ nữ. Nâng tỷ lệ phụ nữ nông thôn được đào tạo nghề và tỷ lệ phụ nữ có việc làm sau đào tạo đạt trên 80%.

Có thể khẳng định, trong những năm qua các cấp hội đã đi đúng hướng, bám sát chủ trương của Đảng, vận dụng linh hoạt, hiệu quả trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện giảm nghèo. Hoạt động luôn hướng về cơ sở đến hộ gia đình, từng hội viên, thể hiện tinh thần trách nhiệm của tổ chức hội các cấp với hội viên phụ nữ, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]