(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19, phối hợp với các địa phương tuyên truyền đến cán bộ và khách hàng về các quy định của Bộ Y tế trong từng giai đoạn cụ thể. Ngay khi dịch bệnh bùng phát, TCVM Thanh Hóa đã yêu cầu cán bộ, nhân viên siết chặt việc thực hiện khuyến cáo 5K (khẩu trang - khoảng cách - không tập trung - khử khuẩn - khai báo y tế).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tài chính vi mô Thanh Hóa hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất do dịch COVID-19

Thời gian qua, Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19, phối hợp với các địa phương tuyên truyền đến cán bộ và khách hàng về các quy định của Bộ Y tế trong từng giai đoạn cụ thể. Ngay khi dịch bệnh bùng phát, TCVM Thanh Hóa đã yêu cầu cán bộ, nhân viên siết chặt việc thực hiện khuyến cáo 5K (khẩu trang - khoảng cách - không tập trung - khử khuẩn - khai báo y tế).

Tài chính vi mô Thanh Hóa hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất do dịch COVID-19

Cán bộ Tài chính vi mô Thanh Hóa thăm hỏi, tặng quà khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Thành lập các “Tổ an toàn COVID-19” tại hội sở chính và các chi nhánh, phòng giao dịch. Để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, nhân viên và khách hàng khi đến giao dịch, TCVM Thanh Hóa đã mua sắm trang bị vật dụng y tế cần thiết. Thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ: đo thân nhiệt, sát khuẩn 100% cho cán bộ, nhân viên vào mỗi buổi sáng; ghi chép lịch trình đi lại và tiếp xúc hàng ngày của mỗi cán bộ, nhân viên với cộng đồng; theo dõi sự tuân thủ các quy định của cán bộ, nhân viên trong công tác phòng, chống dịch. Lập “Phương án ứng phó dịch COVID”, trong đó xây dựng giải pháp cho tất cả các tình huống có thể xảy ra, để kịp thời có biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.

Các chi nhánh, phòng giao dịch đã chủ động rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do dịch bệnh COVID-19. Phòng kinh doanh thực hiện Công văn số 1117/NHNN-TD ngày 24-2-2020 của Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ khách hàng bao gồm: Chính sách giãn nợ, cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Duy trì các gói tín dụng lãi suất thấp cho các đối tượng khó khăn khác như: vốn vay cho hộ nghèo, vốn vay bổ sung cho khách hàng thân quen, vốn vay ưu đãi cho hộ chính sách. Đối với các khách hàng đã vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, TCVM Thanh Hóa thực hiện việc cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ các hộ nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn. Đặc biệt khi thực hiện thu vốn, phát vốn tại địa bàn, cán bộ tín dụng thực hiện giãn cách khách hàng. Mỗi thời điểm chỉ có tối đa 5 khách hàng tại điểm diễn ra giao dịch, các khách hàng ngồi cách nhau ít nhất 2m, 100% thực hiện sát khuẩn tay, tiền và đeo khẩu trang đúng quy cách.

Vừa đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và hỗ trợ khách hàng khôi phục kinh tế sau dịch bệnh; TCVM Thanh Hóa vừa đẩy mạnh hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của tổ chức. Trong bối cảnh đó, TCVM Thanh Hóa đã kịp thời triển khai nhiều chương trình tín dụng thiết thực hỗ trợ cho khách hàng phát triển kinh tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 như: Gói vốn vay bổ sung ngắn hạn và trung hạn lãi suất ưu đãi 6%/năm dành cho khách hàng đang có dư nợ vốn vay tại tổ chức; chính sách cho vay ưu đãi đối với khách hàng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đặc biệt, để tiếp tục hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn này.

Từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10-2021, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tạm thời được khống chế, người dân bước vào giai đoạn thiết lập trạng thái bình thường mới. Theo đó các hoạt động sản xuất, kinh doanh bấy lâu bị giảm sút hoặc ngừng trệ do dịch bệnh cũng dần được phục hồi. Để hỗ trợ và giúp tháo gỡ khó khăn về vốn cho đối tượng hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã nhanh chóng phát triển các sản phẩm vốn vay phù hợp dành cho khách hàng cũ và mới. Đồng thời tham gia ủng hộ MTTQ các huyện, thị xã chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh như: Nga Sơn, Nghi Sơn, Quảng Xương,...

Đối với những khách hàng thuộc đối tượng bị cách ly, cán bộ TCVM Thanh Hóa đã tặng quà động viên tinh thần giúp các chị em vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn chung. Tác động của dịch bệnh đã khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của tỉnh lâm vào tình trạng khó khăn, dẫn đến hàng chục nghìn lao động mất việc làm. Trong đó phần lớn là doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm, quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Chính vì vậy, việc hỗ trợ về vốn ngay lúc này là rất cần thiết để góp phần tháo gỡ khó khăn, phục hồi kinh tế.

Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh cá thể và người nông dân cũng đang chịu tác động mạnh bởi dịch bệnh, gây khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Trước tình hình này, cán bộ TCVM Thanh Hóa đã chủ động tiếp cận, nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của khách hàng, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp siêu nhỏ. Nghiên cứu giải pháp, thiết kế sản phẩm để kịp thời giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách, đặc biệt là vấn đề cung cấp vốn cho những đối tượng phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đồng thời tiếp tục xem xét các trường hợp được đề xuất cần được giãn nợ, cơ cấu lại nợ.

Trong tình hình dịch bệnh còn có khả năng tái diễn trên địa bàn tỉnh, TCVM Thanh Hóa cũng đưa ra các giải pháp công nghệ phù hợp giúp thúc đẩy các chương trình giáo dục tài chính cho khách hàng, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch và hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc


Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]