(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, ngành nghề chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh có bước phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế rừng sản xuất, tạo sinh kế cho các hộ dân miền núi. Tuy nhiên, ngành nghề chế biến gỗ còn gặp không ít khó khăn, cần có giải pháp tháo gỡ.

Phát triển ngành nghề chế biến gỗ còn nhiều khó khăn

Trong những năm qua, ngành nghề chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh có bước phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế rừng sản xuất, tạo sinh kế cho các hộ dân miền núi. Tuy nhiên, ngành nghề chế biến gỗ còn gặp không ít khó khăn, cần có giải pháp tháo gỡ.

Phát triển ngành nghề chế biến gỗ còn nhiều khó khănCông nhân Công ty CP gỗ Trường Sơn, Xuân Hòa (Như Xuân) trong ca sản xuất sản phẩm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 178 nhà máy, cơ sở chế biến, sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ. Một số nhà máy chế biến gỗ có công suất lớn, như: Nhà máy Chế biến gỗ Thành Nam (Như Xuân), công suất 180.000m3 sản phẩm/năm; Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa (Thường Xuân), công suất 30.000m3 ván ép; Nhà máy gỗ Đạm Xuân (Thạch Thành), công suất 20.000m3 gỗ xẻ/năm... Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, là: Gỗ ép MDF, gỗ ván bóc, gỗ ghép thanh, ván sàn công nghiệp, gỗ lũa, mộc gia dụng, đồ gỗ trang trí, ván gỗ nhân tạo... Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của tỉnh chủ yếu là các nước, như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; châu Âu, châu Mỹ... Trên địa bàn tỉnh cũng phát triển được một số làng nghề chế biến từ gỗ đã có thương hiệu ở các địa phương với các sản phẩm mộc dân dụng, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu đặt hàng của khách hàng. Để ổn định vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, các huyện miền núi của tỉnh cũng hình thành và phát triển được 56.000 ha rừng sản xuất gỗ lớn. Có khoảng 5% diện tích rừng trồng gỗ lớn được liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, 4.525,74 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng FSC gắn với bao tiêu sản phẩm.

Tuy nhiên, hiện nay cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chế biến gỗ ở các địa phương trong tỉnh chưa đồng bộ, công nghệ chế biến gỗ còn lạc hậu. Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ gặp nhiều khó khăn, sản phẩm gỗ tiêu thụ khó, nhất là xuất khẩu sản phẩm giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID–19. Các nhà máy chế biến gỗ chưa gắn kết với vùng nguyên liệu, chủ yếu thu mua tự do, trôi nổi và qua các đầu mối trung gian, không đáp ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất. Sản phẩm chủ yếu thô hoặc nguyên liệu trung gian; chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, giá trị hàng hóa sau chế biến chưa cao. Do địa hình phức tạp, độ chia cắt lớn, nên hầu hết các khâu trong sản xuất từ tạo giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác lâm sản đều thực hiện theo phương thức thủ công là chủ yếu, nên chi phí nhân công lớn, làm giảm hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro và phân bố chủ yếu ở những vùng miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, làm giảm sức hút của các nhà đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến lâm sản. Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, phần lớn các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp, đầu tư hạn chế. Các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ yếu sử dụng vốn tự có, vốn góp cổ phần để sản xuất, kinh doanh. Sản phẩm xuất khẩu hiện nay chủ yếu là dăm gỗ, giá trị không cao, phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên khó khăn về vận chuyển đường biển và giá vận chuyển tăng cao. Mặc dù các sản phẩm chế biến từ gỗ đa dạng, có nhiều lợi thế, nhưng chưa được gắn với chỉ dẫn địa lý, chưa đủ tiêu chuẩn chất lượng để hướng tới thị trường cao cấp, sản lượng còn thấp. Ngoài ra, người dân, doanh nghiệp vẫn còn tập quán sử dụng gỗ rừng tự nhiên hơn sử dụng gỗ từ rừng trồng. Vì vậy, các cấp, các ngành cần có chương trình khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất cũng như tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thông qua các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh việc đào tạo nhân lực, nhất là đội ngũ kỹ sư công nghệ chế biến và công nhân có tay nghề cao. Tập trung quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]