ĐBQH Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa): Cân nhắc quy định đăng ký và khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu ở cấp chuyên sâu
Chiều 31/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Tham gia góp ý, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cơ bản thống nhất với Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Góp ý về Điều 12: Đối tượng tham gia BHYT, dự thảo Luật đã được bổ sung khá nhiều đối tượng tham gia BHYT ở các nhóm đối tượng khác nhau, đại biểu Mai Văn Hải cho rằng là rất cần thiết để hướng tới việc thực hiện mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân.
Song, đề nghị trong nhóm do ngân sách nhà nước đóng cho thân nhân các đối tượng trong lực lượng vũ trang quy định tại điểm a, b khoản 3 cần phải cụ thể thân nhân là những đối tượng nào được hưởng? nên quy định cụ thể là cha, mẹ đẻ của vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi và người nuôi dưỡng hợp pháp. Nhóm ngân sách nhà nước hỗ trợ đề nghị cần có chính sách ưu tiên hơn đối với đối tượng là học sinh, sinh viên; đối tượng là hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; hộ là người dân tộc thiểu số để các đối tượng này đều có thể tham gia BHYT. Đây là những đối tượng còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, đề nghị cân nhắc xem xét bổ sung đối tượng ngân sách nhà nước đóng BHYT cho chi hội trưởng các đoàn thể ở thôn, bản, tiểu khu, đây là ý kiến tâm tư, nguyện vọng của nhiều cử tri thông qua mỗi kỳ tiếp xúc cử tri.
Tại Điều 26: Đăng ký và khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu, đại biểu Mai Văn Hải cơ bản thống nhất với sửa đổi, bổ sung dự thảo luật về đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, đối với cấp khám chữa bệnh ban đầu và cơ bản. Nhưng việc bổ sung quy định đối với đăng ký khám chữa bệnh ban đầu đối với cơ sở khám chữa bệnh cấp chuyên sâu, thì cần phải xem xét, cân nhắc kỹ và cần phải đánh giá tác động cụ thể.
Bởi vì, trên thực tế các cơ sở khám chữa bệnh cấp chuyên sâu đa phần là phải điều trị các bệnh nhân nặng, bệnh hiểm nghèo, bệnh viện thường quá tải, áp lực lớn cho đội ngũ y, bác sỹ; điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu, nếu quy định phải thực hiện thêm nhiệm vụ khám chữa bệnh ban đầu cho người dân theo chế độ BHYT, thì tiếp tục tạo gánh nặng cho cơ sở y tế chuyên sâu, mà nhiệm vụ này hoàn toàn thực hiện tốt ở cấp ban đầu và cơ bản.
Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị xem xét không nên quy định khám chữa bệnh ban đầu ở cấp chuyên sâu, mà chỉ đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu, ở cấp khám chữa bệnh ban đầu, cấp khám chữa bệnh cơ bản là phù hợp. Ở cấp chuyên sâu chỉ nên xem xét quy định khám chữa bệnh ban đầu cho một số nhóm đối tượng thuộc diện ưu tiên chăm sóc bảo vệ sức khỏe cán bộ và những người trực tiếp làm việc ở các cơ sở khám chữa bệnh chuyên sâu.
Tại Điều 27: Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Trong đó, khoản 3 quy định người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh, không đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu, trong thời gian điều trị nội trú, nếu phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh hoặc tình trạng diễn biến vượt khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh.
Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị cần cân nhắc thêm việc để người bệnh có BHYT tự đi khám chữa bệnh tức là sẽ không phải chuyển tuyến, đây là nguyện vọng của nhiều cử tri. Nhưng theo đại biểu cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng, vừa tạo điều kiện cho người bệnh nhưng cũng phải đảm bảo chặt chẽ, thuận lợi cho công tác quản lý, cũng như khám chữa bệnh của các cơ sở y tế.
Bởi vì, không phải chuyển tuyến để cho người bệnh tự đi sẽ dẫn đến một số bất cập như: tạo sự nôn nóng, không an tâm điều trị ở cơ sở khám chữa bệnh ban đầu và cơ bản, dẫn đến nhiều bệnh nhân sẽ chuyển lên tuyến trên để được điều trị, dẫn đến gây quá tải ở tuyến trên, nhất là tuyến chuyên sâu, ảnh hưởng lớn đến việc khám chữa bệnh của cơ sở khám chữa bệnh chuyên sâu; hơn nữa người bệnh có thẻ BHYT tự đi, nhưng không phải người bệnh nào cũng biết để đi đến đúng cơ sở khám chữa bệnh phù hợp. Do đó đề nghị nên quy định vẫn phải có thủ tục chuyển viện, nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi và nhanh nhất cho người bệnh khi phải chuyển tuyến.
Tại Điều 31: Thanh toán khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Trong đó, khoản 4 có quy định thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế được điều chuyển giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT, quy định như vậy để tạo điều kiện cho người bệnh, trong trường hợp cơ sở điều trị không có thuốc. Nhưng điều này cũng cần cân nhắc thêm, cần quy định cụ thể hơn, để thuận lợi cho việc chuyển, thanh toán thuốc, thiết bị y tế, phục vụ kịp thời cho việc điều trị bệnh cho bệnh nhân; nếu việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế để phục vụ người bệnh không kịp thời, sẽ gây khó khăn cho người bệnh.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị xem xét quy định thêm trường hợp thanh toán cho người bệnh nếu phải mua thuốc, thiết bị y tế ở ngoài thị trường theo đơn của bác sỹ, thuộc danh mục thuốc, thiết bị y tế, định mức được thanh toán của quỹ BHYT, như thế sẽ thuận tiện cho người bệnh được điều trị.
Quốc Hương
{name} - {time}
-
2025-01-15 10:08:00
MTTQ huyện Hoằng Hóa phát huy vai trò giám sát kiến nghị của cử tri
-
2025-01-13 17:46:00
Đoàn ĐBQH tỉnh thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn các huyện Thiệu Hoá, Triệu Sơn
-
2024-10-28 16:43:00
ĐBQH Lê Thanh Hoàn (Đoàn ĐBQH Thanh Hóa ): Cần làm rõ việc không hợp thức hóa các vi phạm về bất động sản
ĐBQH Phạm Thị Xuân (Đoàn ĐBQH Thanh Hóa) tham gia góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)
ĐBQH Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH Thanh Hóa) góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH Thanh Hoá) góp ý về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)
Bá Thước đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân
ĐBQH Lê Văn Cường thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ngân sách
TP Sầm Sơn nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND
Nhiều ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Nâng cao chất lượng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo