(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 22/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi).

ĐBQH Cao Mạnh Linh phát biểu tranh luận liên quan đến ngạch, bậc thẩm phán

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 22/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi).

ĐBQH Cao Mạnh Linh phát biểu tranh luận liên quan đến ngạch, bậc thẩm phán

Phát biểu tranh luận về ngạch, bậc Thẩm phán và việc bố trí Thẩm phán tại các cấp Tòa án (Điều 91, 92 dự thảo Luật), ĐBQH Cao Mạnh Linh (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, theo Tờ trình và dự thảo, Cơ quan soạn thảo đề nghị đổi mới quy định về thẩm phán, thay vì 4 ngạch Thẩm phán TAND tối cao, Thẩm phán cao cấp, trung cấp và sơ cấp như hiện hành được quy định thành 2 ngạch là Thẩm phán TAND tối cao và Thẩm phán, đồng thời ngạch Thẩm phán TAND tối cao sẽ có 2 bậc và ngạch Thẩm phán sẽ có 9 bậc.

Việc sửa đổi này, theo cơ quan soạn thảo là để nhằm khắc phục 4 hạn chế hiện nay trong việc: (1) bố trí, điều động, luân chuyển, biệt phái thẩm phán; (2) tạo điều kiện, cơ hội để công chức phấn đấu về mặt chuyên môn nghiệp vụ; (3) giảm bớt các kỳ thi nâng ngạch để tiết kiệm thời gian, kinh phí và tạo tâm lý yên tâm công tác cho đội ngũ thẩm phán; (4) tránh tâm lý so sánh về trình độ giữa các ngạch Thẩm phán vì đã là Thẩm phán thì đều có trình độ, năng lực, tiêu chuẩn cao và đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm.

Tuy nhiên, đại biểu Cao Mạnh Linh cho rằng, việc sửa đổi này cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, bởi còn một số vấn đề bất cập, hạn chế cần được làm rõ, cụ thể: Việc chia ngạch Thẩm phán làm 9 bậc, và việc xét nâng bậc thẩm phán không chỉ theo thâm niên mà còn theo năng lực và kết quả công việc, vô hình chung về bản chất không khác gì việc chia các ngạch như đối với công chức hiện nay (vì theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật Cán bộ, công chức thì Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức).

Do đó, nếu hiện nay Thẩm phán chỉ cần 3 lần thi nâng ngạch để được giữ ngạch Thẩm phán cao cấp, thì theo quy định mới, Thẩm phán sẽ phải qua 1 lần thi tuyển chọn để vào bậc 1 và sau đó sẽ phải cần đến 8 lần xét để có thể đạt đến bậc cao nhất là bậc 9. Như vậy có thực sự góp phần làm giảm chi phí, cải cách thủ tục hành chính cho việc xem xét nâng bậc phẩm phán, và tạo sự an tâm cho Thẩm phán trong công tác như báo cáo đánh giá tác động của cơ quan soạn thảo.

Qua xem xét tài liệu kinh nghiệm của một số nước trong hồ sơ dự án Luật, cho thấy, nhiều nước tuy chỉ quy định có 2 ngạch Thẩm phán Tòa án tối cao và Thẩm phán, nhưng việc trả lương vẫn căn cứ theo vị trí việc làm cụ thể như có sự phân biệt giữa Thẩm phán tại Tòa án cấp quận, Tòa án cấp bang và Tòa án liên bang...

Trong khi đó, việc chia Thẩm phán làm 9 bậc nhưng chưa rõ mỗi bậc có bảng lương riêng hay không, có phân biệt giữa thẩm phán cùng bậc nhưng công tác tại các cấp Tòa khác nhau hay không, có phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương để trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo hay không.

Vì rõ ràng ở mỗi cấp Tòa án khác nhau, ở những vị trí việc làm khác nhau thì tính phức tạp, yêu cầu đòi hỏi của công việc là khác nhau (có thể có vị trí việc làm ở cấp huyện còn có tính phức tạp, yêu cầu cao hơn một số vị trí việc làm ở cấp tỉnh) và do đó việc trả lương cũng phải khác nhau. Đây cũng là vấn đề cần được cơ quan soạn thảo quan tâm đánh giá đầy đủ.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 92 dự thảo thì “số lượng Thẩm phán, bậc Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định”. Như vậy, số lượng Thẩm phán mỗi bậc cũng có giới hạn; điều này cũng phù hợp với định hướng xác định ngạch, bậc công chức theo vị trí việc làm của chúng ta hiện nay.

Tuy nhiên, như vậy về bản chất cũng sẽ không khác quy định hiện hành về việc giới hạn số lượng Thẩm phán và cơ cấu số lượng ngạch Thẩm phán ở mỗi cấp Tòa án như hiện nay, nên sẽ không khắc phục được khó khăn như cơ quan soạn thảo đã nêu trong việc bố trí, điều động Thẩm phán đến một Tòa án nào đó nếu đã đủ số lượng và cơ cấu bậc theo quy định.

Ngoài ra, cũng cần tính đến yêu cầu bảo đảm tính khách quan, thực chất trong quá trình xét nâng bậc thẩm phán, vì số lượng Thẩm phán từng bậc vẫn có hạn theo vị trí việc làm nên có những trường hợp điều kiện, tiêu chuẩn, kết quả công tác tương đương thì việc xét chọn theo tiêu chí nào cũng cần được tính đến và đánh giá kỹ.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]