(Baothanhhoa.vn) - Với mục đích ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các loại án, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành kiểm sát, thời gian qua, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) hai cấp trong tỉnh đã tích cực nghiên cứu, triển khai thực hiện ứng dụng sơ đồ tư duy trong kiểm sát giải quyết các loại án, qua đó góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

Đẩy mạnh ứng dụng sơ đồ tư duy trong kiểm sát giải quyết các loại án

Với mục đích ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các loại án, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành kiểm sát, thời gian qua, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) hai cấp trong tỉnh đã tích cực nghiên cứu, triển khai thực hiện ứng dụng sơ đồ tư duy trong kiểm sát giải quyết các loại án, qua đó góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

Đẩy mạnh ứng dụng sơ đồ tư duy trong kiểm sát giải quyết các loại ánViện Kiểm sát Nhân dân TP Thanh Hóa triển khai, ứng dụng việc xây dựng sơ đồ tư duy trong công việc.

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng sơ đồ tư duy trong báo cáo, giải quyết án, thời gian gần đây, VKSND TP Thanh Hóa đã chủ động tổ chức, phân công nghiên cứu, triển khai thực hiện. Đồng chí Phan Thị Bình, Viện trưởng VKSND TP Thanh Hóa cho biết: Sau một thời gian triển khai, ứng dụng việc xây dựng sơ đồ tư duy trong công việc, VKSND thành phố đã tổ chức báo cáo một số vụ án cụ thể bằng sơ đồ tư duy. Nội dung vụ án thể hiện qua các dạng sơ đồ, phản ánh đầy đủ, toàn bộ quá trình tố tụng vụ án, nội dung vụ án, hệ thống chứng cứ buộc tội, gỡ tội. Từng luận cứ được đính kèm các link mở ra video, hình ảnh, các file tài liệu đã được số hóa như: Lời khai, sơ đồ hiện trường, hình ảnh vật chứng, bản ảnh hiện trường... Thông qua việc xây dựng sơ đồ tư duy, việc báo cáo án trở nên trực quan, sinh động, dễ theo dõi và nắm bắt, từ đó đề xuất quan điểm giải quyết vụ án một cách chính xác với lãnh đạo viện. Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo án và quan sát sơ đồ tư duy trên màn hình trình chiếu, các đồng chí tham dự họp án đều nhất trí cao, tán thành việc báo cáo án bằng hình thức sơ đồ tư duy rất dễ hiểu, dễ làm, giúp việc đánh giá chứng cứ, xác định hành vi phạm tội rất khách quan, chính xác. Đồng thời dễ phát hiện được những nội dung, tài liệu cần làm rõ thêm để bổ sung, hoàn thiện.

Đồng chí Lê Đức Tùng, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 03 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành KSND, VKSND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 07 triển khai xây dựng sơ đồ tư duy báo cáo, đề xuất đường lối giải quyết vụ án hình sự. Tất cả các đơn vị VKSND cấp huyện và phòng nghiệp vụ thuộc VKSND tỉnh đều quán triệt, phổ biến đến các kiểm sát viên, công chức trong đơn vị. Nhiều đơn vị đã thành lập các tổ “công nghệ thông tin” tự nghiên cứu, học tập cách sử dụng các phần mềm để triển khai báo cáo án bằng sơ đồ tư duy hiệu quả nhất, đồng thời hướng dẫn cho các đồng chí khác trong đơn vị thực hiện. Trong đó, các đơn vị đã sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau để xây dựng sơ đồ tư duy báo cáo án như Powerpoint, Xmind, Mind Map... Hiện 100% các vụ án hình sự có tính chất phức tạp đều được VKSND hai cấp trong tỉnh tổ chức thực hiện báo cáo án bằng sơ đồ tư duy. Trong quá trình triển khai xây dựng sơ đồ tư duy báo cáo án, nhiều đơn vị phản hồi rất tích cực, cụ thể việc báo cáo án bằng sơ đồ tư duy đã phản ánh đầy đủ nội dung vụ án, hệ thống chứng cứ buộc tội, gỡ tội, kèm các tài liệu hình ảnh, clip, các file đã được số hóa như lời khai, biên bản hỏi cung, sơ đồ hiện trường, hình ảnh vật chứng, hình ảnh thiệt hại... Qua việc báo cáo bằng sơ đồ tư duy, việc báo cáo trở nên trực quan, sinh động hơn, dễ theo dõi và nắm bắt. Việc tổng hợp chứng cứ trong vụ án hình sự khoa học, đầy đủ, tiết kiệm thời gian cho việc báo cáo, đề xuất, giúp lãnh đạo các đơn vị dễ dàng nắm bắt nội dung báo cáo, từ đó có thể đưa ra quyết định giải quyết nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, phát hiện nhanh các thiếu sót trong tố tụng và chứng cứ để kịp thời khắc phục, sửa chữa; giúp cho kiểm sát viên nắm vững nội dung, tài liệu, chứng cứ tranh tụng tại phiên tòa.

Việc xây dựng sơ đồ tư duy là một bước cao hơn của quá trình số hóa hồ sơ báo cáo án, nhằm thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp hiện nay. Trong thời gian tới, VKSND tỉnh tiếp tục yêu cầu các đơn vị tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiệp vụ, đảm bảo thực hiện có hiệu quả 100% phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung áp dụng vào việc báo cáo án bằng hình ảnh hoặc sơ đồ tư duy. Trong đó, người đứng đầu phải phát huy trách nhiệm, tăng cường việc quản lý, kiểm tra chặt chẽ thường xuyên công tác này, phục vụ tốt cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc.

Bài và ảnh: Quốc Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]