(Baothanhhoa.vn) - Xác định truy xuất nguồn gốc (TXNG) là công cụ quan trọng nhằm minh bạch hóa thông tin sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực để tuyên truyền, phổ biến và từng bước đưa hoạt động TXNG đi vào thực tiễn.

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa

Xác định truy xuất nguồn gốc (TXNG) là công cụ quan trọng nhằm minh bạch hóa thông tin sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực để tuyên truyền, phổ biến và từng bước đưa hoạt động TXNG đi vào thực tiễn.

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa

Hội nghị tập huấn áp dụng, quản lý hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, các cấp, ngành trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về TXNG hàng hóa. Đây được xem là giải pháp quan trọng, góp phần minh bạch thông tin sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao giá trị sản phẩm địa phương. Thông qua nhiều hình thức đa dạng như hội nghị, tập huấn, phát tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở và các nền tảng số, huyện đã giúp người dân hiểu rõ vai trò của TXNG trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản. Đặc biệt, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện đã phối hợp với Chi cục TCĐLCL tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ thuật ghi chép nhật ký canh tác, sử dụng mã QR, tem truy xuất cho các tổ hợp tác, HTX sản xuất rau, củ, quả và thủy sản. Nhiều mô hình đã bước đầu ứng dụng hiệu quả như: HTX dịch vụ nông nghiệp Hoằng Phong, HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Hoằng Lộc... Nhờ đó, sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, thuận lợi hơn trong việc kết nối thị trường.

Thực hiện kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý TXNG sản phẩm trên địa bàn tỉnh, Chi cục TCĐLCL đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nội dung tập trung vào phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn áp dụng TXNG cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép nội dung TXNG vào công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm; phát động các đợt tuyên truyền lưu động vào dịp lễ, tết; treo băng rôn, khẩu hiệu tại các tuyến đường chính; phát sóng thông tin trên hệ thống truyền thanh cấp xã về hiệu quả của hoạt động TXNG. Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp từng bước tiếp cận và ứng dụng TXNG vào sản xuất, kinh doanh, Chi cục TCĐLCL đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng mã số, mã vạch, phần mềm quản lý truy xuất, quy trình lưu trữ thông tin sản phẩm... Một số HTX trên địa bàn tỉnh đã chủ động áp dụng TXNG vào quản lý sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hợp, Chi cục trưởng Chi cục TCĐLCL Thanh Hóa: “TXNG là công cụ quan trọng giúp minh bạch thông tin sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời là điều kiện tiên quyết để sản phẩm, hàng hóa địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước. Hiện, chúng tôi tập trung hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX áp dụng các hệ thống TXNG điện tử; xây dựng mã QR truy xuất trên bao bì sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh”.

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức của cộng đồng về TXNG ngày càng được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp, HTX đã chủ động ứng dụng công nghệ TXNG, góp phần nâng cao giá trị, uy tín của sản phẩm, xây dựng niềm tin với người tiêu dùng. Đây là tiền đề quan trọng hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa địa phương trên thị trường.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai TXNG tại cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận người dân và doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của TXNG. Ông Nguyễn Văn Cường, giám đốc một cơ sở chế biến nông sản tại xã Hải Bình (Nghi Sơn) cho biết: “Chúng tôi có nghe về TXNG nhưng chưa áp dụng vì còn e ngại. Bởi cơ sở nhỏ, nhân lực mỏng, không có người chuyên trách và chưa biết bắt đầu từ đâu”. Cùng chung quan điểm, chị Trần Thị Hạnh, tiểu thương tại chợ Tây Thành (TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Khách hàng thường quan tâm đến giá cả và mẫu mã nhiều hơn. Ít người để ý đến mã QR hay tem TXNG. Ngay cả tiểu thương như tôi cũng không nắm rõ nguồn gốc của toàn bộ mặt hàng đang kinh doanh”.

Để hoạt động TXNG phát triển bền vững và đi vào chiều sâu, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của TXNG, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm - lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng; tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX về kỹ thuật, phần mềm, trang thiết bị phục vụ TXNG. Khuyến khích các mô hình điểm, áp dụng công nghệ số để nâng cao năng lực quản trị, quảng bá và truy xuất thông tin sản phẩm hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, vi phạm quy định về nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời biểu dương, nhân rộng các mô hình TXNG tiêu biểu, tạo động lực để các đơn vị khác học tập, làm theo.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]