(Baothanhhoa.vn) - Sáng 16-7, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng, chống dịch, kết nối đến gần 130 điểm cầu trong cả nước.

Thay đổi cách phòng, chống và điều trị dịch, bệnh COVID-19

Sáng 16-7, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng, chống dịch, kết nối đến gần 130 điểm cầu trong cả nước.

Thay đổi cách phòng, chống và điều trị dịch, bệnh COVID-19

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tham dự tại điểm cầu Thanh Hoá có đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin có một số thay đổi cơ bản trong phòng, chống dịch hiện nay. Về vấn đề cách ly, cụ thể giảm thời gian cách ly dù có rủi ro nhưng chấp nhận rủi ro ở mức thấp. Đồng thời thí điểm cách ly F1 tại nhà, có thể áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế nếu bảo đảm các tiêu chí, thay đổi trong xét nghiệm.

Về xét nghiệm, trước đây chủ yếu sử dụng xét nghiệm PCR là chính, giờ thay đổi sử dụng test nhanh là chính, để tối ưu hóa vấn đề xét nghiệm, trả kết quả nhanh, đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt. Lý do vì đặc tính virus phát tán mạnh, một người nhiễm, cả nhà, cả nơi cư trú nhiễm.

Đặc biệt để tiết kiệm test nhanh, Bộ Y tế kiến nghị có thể gộp mẫu trong test nhanh, nhất là nơi có tỷ lệ nhiễm cao, đặc biệt là khu vực có diễn biến phức tạp thì có thể sử dụng test nhanh gộp mẫu 3-5 mẫu trong một test. Điều này vừa tiết kiệm vừa bảo đảm tốc độ, bảo đảm độ nhậy gần tương đương mẫu đơn. Dù vậy, Bộ trưởng lưu ý với vùng nguy cơ cao không nên gộp quá nhiều mẫu test nhanh chỉ nên gộp tối đa là 5.

Về điều trị bệnh nhân COVID-19, Bộ truỏng Nguyễn Thanh Long thông tin, trước thực tế phòng, chống dịch hiện nay, Bộ Y tế đã có những thay đổi về chiến lược điều trị. Trong đó, Bộ Y tế thiết lập phân tầng theo các khu vực khác nhau.

Thứ nhất, khu vực dành cho điều trị bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng sẽ điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu phù hợp với diễn tiến bệnh để tránh lãng phí nhân lực và trang thiết bị, cơ sở điều trị. Thứ hai, đối với bệnh nhân có triệu chứng, sẽ chuyến đến điều trị tại các cơ sở y tế. Thứ ba, bệnh nhân nặng, rất nặng chuyển đến điều trị tại các bệnh viện đa khoa, bệnh viện dã chiến.

Bộ Y tế cũng khuyến nghị các địa phương nên thiết lập khu vực điều trị ICU tại các bệnh viện dã chiến để có thể nâng cao năng lực khi cần và giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Cũng liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, nếu bệnh nhân không có triệu chứng 2 lần xét nghiệm có kết quả âm tính hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ vi rút thấp, thì được xuất viện và không phải thực hiện cách ly vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày.

Khi các địa phương phát hiện trường hợp tái dương tính trong cộng đồng, không phải thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch. Các trường hợp này cần tiếp tục theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng thì liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi.

Liên quan đến công tác tiêm chủng vắc - xin phòng COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay Việt Nam đã đàm phán thành công khoảng 170 triệu liều vắc - xin phòng COVID-19 từ các nguồn khác nhau. Tuy nhiên, do mức độ khan hiếm của vắc - xin, do đó trước mắt sẽ ưu tiên phân bổ vắc - xin cho các tỉnh, thành phố có dịch, các đầu tầu phát triển kinh tế - xã hội để bảo đảm đạt được mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Khi có vắc - xin về, các tỉnh, thành phố phải triển khai ngay kế hoạch tiêm chủng, lựa chọn tiêm theo đúng đối tượng trong Nghị quyết 21, cùng với đó, quyết định về đối tượng tiêm của địa phương phải phù hợp.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, đợt dịch COVID-19 này sẽ kéo dài hơn so với các đợt dịch trước, gây tác động trên diện rất rộng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống, phát triển kinh tế - xã hội nhất là các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam. Vì vậy đề nghị các địa phương đánh giá rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.

Các địa phương chưa có dịch cần xây dựng ngay kịch bản. Các địa phương đã có dịch cần chuẩn bị cao hơn một mức so với yêu cầu để không bị động, hoang mang; nâng công suất xét nghiệm; chuẩn bị các khu cách ly tập trung bảo đảm giảm thiểu tối đa lây nhiễm chéo trong khu cách ly.

Nhấn mạnh biến chủng Delta lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với các đợt dịch trước, do đó liên quan đến công tác điều trị yêu cầu các địa phương, các bệnh viện hạng 2, hạng 3 phải có hệ thống ô xy, bảo đảm số giường theo chỉ đạo của Bộ Y tế; chuẩn bị trang thiết bị, máy móc theo phương châm “4 tại chỗ”; các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng 1 trở lên phải có trung tâm hồi sức cấp cứu tích cực đối với bệnh nhân nặng và nguy kịch; tiếp tục đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ y tế về lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng vắc - xin, ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Từng địa phương phải quyết liệt hơn, quyết tâm hơn để ngăn chặn dịch xâm nhập (đối với địa phương không có dịch) và khống chế, kiểm soát dịch bệnh sớm (đối với địa phương có dịch).

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]