(Baothanhhoa.vn) - Hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, tạo năng lực cạnh tranh và thích ứng với xu hướng thị trường, các HTX trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực chuyển đổi số (CĐS), bước đầu thu được kết quả tương đối khả quan.

Thúc đẩy chuyển đổi số tại các HTX

Hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, tạo năng lực cạnh tranh và thích ứng với xu hướng thị trường, các HTX trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực chuyển đổi số (CĐS), bước đầu thu được kết quả tương đối khả quan.

Thúc đẩy chuyển đổi số tại các HTXTráng và phơi miến theo phương pháp thủ công tại các hộ thành viên HTX sản xuất miến dong Đồi Ao, xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy).

HTX sản xuất miến dong Đồi Ao, xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy) mới thành lập cuối năm 2020 nhưng đã nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của CĐS đối với sự phát triển bền vững. CĐS không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất, mà trong toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, phát triển các giá trị gia tăng cho sản phẩm và thương hiệu thông qua công nghệ và hình thức thương mại điện tử... Do vậy, ngay từ đầu, HTX đã đẩy mạnh CĐS từ việc số hóa dữ liệu đầu vào nguyên liệu, quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tổ chức, điều hành. Nhờ đó, cuối năm 2021, sản phẩm miến dong của HTX đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh và được giao dịch trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, góp phần giúp HTX tìm kiếm thêm thị trường trên ứng dụng số, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiện nay, HTX sản xuất từ 100 đến 150 tấn miến dong xuất bán ra thị trường mỗi năm, doanh thu ước đạt trên 5 tỷ đồng.

Với sự tuyên truyền, hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh cùng với sự nỗ lực của các HTX trong CĐS, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 95% HTX đã trang bị máy tính để bàn, laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng và được kết nối mạng (internet). Trong đó, có khoảng 15% HTX nông nghiệp áp dụng công nghệ cao trong canh tác, nuôi trồng, bảo quản; áp dụng công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh, phần mềm quản lý. Bên cạnh đó, có khoảng 10% HTX nông nghiệp bán các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử, sử dụng website để giới thiệu, quảng bá, bán hàng, thực hiện phương thức tiếp thị trên các nền tảng số, quảng cáo trên facebook, zalo, Google... Ngoài ra, có khoảng 60% HTX thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Được biết, điều kiện về trang thiết bị công nghệ thông tin của một số HTX cơ bản đáp ứng yêu cầu để áp dụng phần mềm quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, có khả năng đáp ứng việc nâng cấp, ứng dụng công nghệ số và cập nhật phần mềm quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm vào sản xuất nông nghiệp. Chính nhờ CĐS đã giúp các HTX giảm bớt chi phí vận hành, việc tiếp cận khách hàng cũng nhanh hơn, năng suất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh tăng rõ rệt.

Bên cạnh những thuận lợi, việc CĐS trong HTX hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Đình Tuấn, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa cho biết, năng lực, tư duy và nhận thức của HTX đối với việc CĐS vẫn còn là vấn đề mới. Nguồn nhân lực có năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, đặc biệt là các HTX nông nghiệp còn hạn chế về số hóa lẫn công nghệ thông tin. Một số ít các HTX có đội ngũ cán bộ trẻ, có kỹ năng sử dụng công nghệ số, song chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể và thường sử dụng các nền tảng mạng xã hội là chính. Phần lớn cán bộ, thành viên HTX chưa qua đào tạo về công nghệ thông tin nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện CĐS. Bên cạnh đó, hoạt động của HTX quy mô còn nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất, kinh doanh truyền thống; năng lực tài chính yếu nên khó tiếp cận công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để thúc đẩy CĐS tại các HTX, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ quản lý HTX về lợi ích của việc ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử; tập trung vào kỹ năng tiếp thị, xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ, công nghệ cao... Đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để HTX thật sự làm vai trò cầu nối, dẫn dắt thành viên trong sản xuất, quảng bá, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm gắn với hệ thống quảng bá, thương mại sản phẩm trên sàn thương mại điện tử B2B (bán sỉ) và B2C (bán lẻ). Đặc biệt là xây dựng nền tảng số cho phép từng bước số hóa mọi quy trình, hoạt động quản lý, hình thành cơ sở dữ liệu quản lý, liên thông và đồng bộ với hệ thống thông tin HTX.

Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh cũng rất mong các ngành chức năng hỗ trợ ứng dụng giải pháp công nghệ CĐS cho các HTX, thông qua việc xây dựng các gói hỗ trợ bao gồm các chỉ dẫn giải pháp công nghệ cho các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Qua đó, sẽ góp phần tích cực vào CĐS cho các HTX, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể hiệu quả hơn.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]