Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Thạch Thành
Thạch Thành là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, diện tích tự nhiên khoảng 55.919ha, dân số 157.266 người, trong đó dân tộc Mường chiếm 51%. Toàn huyện có 21/25 xã, thị trấn là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Những năm qua, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Thạch Thành luôn đoàn kết, chung sức, chung tay xây dựng quê hương, bản làng ngày một ấm no, đổi mới.
Đoàn viên thanh niên và người dân chung tay XDNTM trên địa bàn xã Thạch Tượng.
Những tấm gương thanh niên, đồng bào DTTS phát triển kinh tế
Phát huy vai trò của thế hệ trẻ, lực lượng thanh niên nói chung, thanh niên DTTS huyện Thạch Thành đã và đang mạnh dạn khởi sự, khởi nghiệp, lập nghiệp trên vùng đất khó, góp phần làm giàu cho gia đình, tạo việc làm cho lao động địa phương. Tiêu biểu, ở khu phố Vân Du, thị trấn Vân Du, anh Hà Đức Hưng, sinh năm 1991, dân tộc Mường được bà con khu phố và đoàn viên thanh niên khen ngợi là bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm với các hoạt động của đoàn tại địa phương, đồng thời là bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp với mô hình nông nghiệp sạch từ nuôi lợn, gà và trồng các loại cây ăn quả như mít, dứa, ổi và các loại rau, củ ngắn ngày. Đoàn viên Bùi Thị Giai Nhân, sinh năm 1995, dân tộc Mường, thôn Mục Long, xã Thành Minh bắt đầu khởi nghiệp, lập nghiệp với mô hình trang trại trồng nấm bào ngư. Ở thôn Cẩm Lợi 2, xã Thạch Cẩm, bí thư chi đoàn Bùi Tiến Dũng phát triển mô hình trồng dưa chuột theo hình thức tưới tự động. Còn ở thôn Bình Sậy, xã Thạch Sơn, anh Dương Ngọc Trường được biết đến là thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu với các sản phẩm tinh dầu, cao tràm, nước súc miệng thảo dược và nhiều sản phẩm thiên nhiên khác... Trường hiện nay là Giám đốc Công ty CP Befine. Với mong muốn tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương và mở rộng quy mô sản xuất, Trường đã xây dựng thêm xưởng chế biến quy mô 5.000m2 tại thôn Bãi Cháy, xã Thành Vinh và thôn Tân Sơn, xã Thạch Sơn, vùng nguyên liệu tự trồng canh tác sạch rộng hơn 30ha và vùng nguyên liệu thu mua sả chanh ở các xã Thạch Sơn, Thạch Quảng, Thành Vinh. Ngoài phát triển kinh tế, Trường còn có nhiều đóng góp cho hoạt động an sinh xã hội, XDNTM ở địa phương...
Đồng chí Lưu Hồng Hoa, Bí thư Huyện đoàn Thạch Thành, cho biết: Hiện nay, toàn huyện có 35.028 đoàn viên, thanh niên, trong đó đoàn viên đồng bào DTTS chiếm khoảng 51%. Thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn chỉ đạo các cơ sở đoàn đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về khởi nghiệp, lập nghiệp cho đoàn viên thanh niên. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện hỗ trợ đoàn viên, thanh niên xây dựng 55 mô hình thanh niên khởi nghiệp; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn khởi nghiệp của Tỉnh đoàn. Các mô hình câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế tập thể được thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả tại các xã: Thạch Tượng, Thạch Quảng, Ngọc Trạo, Thành An... Đề án “Bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp” triển khai được 3 mô hình. Đến nay, dư nợ ủy thác của Ngân hàng CSXH do Huyện đoàn quản lý đạt gần 125 tỷ đồng thông qua 51 tổ tiết kiệm và vay vốn với hơn 250 lượt thanh niên được vay vốn phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện còn tích cực tham gia các phong trào “Tuổi trẻ Thạch Thành chung tay XDNTM”; “Thanh niên tham gia xây dựng đô thị văn minh”; tham gia xây dựng hạ tầng cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn; xung kích đi đầu giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn...
Cùng với lực lượng đoàn viên, thanh niên trẻ tuổi có ước mơ, hoài bão, đội ngũ những người có uy tín, già làng, trưởng bản, doanh nhân, trí thức là người DTTS&MN trên địa bàn huyện Thạch Thành đã và đang chung sức, đồng lòng, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu, tuyên truyền, vận động người dân tham gia phát triển kinh tế, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, giữ vững quốc phòng – an ninh trên địa bàn. Trong lĩnh vực kinh tế, tiêu biểu có ông Bùi Hữu Vụ, dân tộc Mường, ở thôn Thành Sơn, xã Thành Long là giám đốc HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thành Long. Ông Vụ đã đại diện cho các thành viên HTX ký kết các hợp đồng kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho Nhân dân; cung ứng đầy đủ các loại cây, con giống, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất; xây dựng và quản lý chợ Thành Long. Giải quyết việc làm tại chỗ cho các xã viên với thu nhập bình quân đạt 55 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, ông còn thành lập Công ty CP Minh Sơn chuyên về dịch vụ xây dựng, giải quyết, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 60 lao động với lương 7 triệu đồng/người/tháng.
Phấn đấu trở thành huyện NTM vào năm 2025
Đồng chí Lê Xuân Bình, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thạch Thành, cho biết: Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển vùng đồng bào DTTS&MN trong huyện. Trong đó xác định 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) gồm XDNTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, là chương trình trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững ở khu vực miền núi. Huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể vận động đồng bào vùng DTTS&MN phát huy nội lực, tích cực hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa; đảm bảo quốc phòng - an ninh; giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống về văn hóa, đạo đức, lối sống tốt đẹp của vùng DTTS... Tiếp tục xây dựng, nhân rộng mô hình “Sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt”; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh hộ gia đình, góp phần XDNTM.
Huyện Thạch Thành có 51% dân số là đồng bào dân tộc Mường sinh sống.
Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ổn định và từng bước được cải thiện; kết cấu hạ tầng được tăng cường; lĩnh vực giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ; giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc tiếp tục được quan tâm bảo tồn và phát huy; hệ thống chính trị được xây dựng củng cố và ngày càng phát triển; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 51,19 triệu đồng/năm, đạt 85,5% nghị quyết năm 2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, xếp thứ 17 toàn tỉnh và đứng đầu 11 huyện miền núi. Công tác giảm nghèo bền vững được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả cao. Toàn huyện có 11 xã NTM, 19 sản phẩm OCOP... Huyện chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ thủ tục, triển khai thi công các dự án; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ, đầu tư xây dựng các dự án lớn như: Cụm Công nghiệp Vân Du, Cụm Công nghiệp Thạch Bình, Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Thủy Nguyên tại xã Thành Tâm, Nhà máy giày Thạch Định... Những kết quả đạt được trong thời gian qua là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực vượt khó vươn lên của mỗi người dân, trong đó có tầng lớp thanh niên với sức trẻ, dám nghĩ, dám làm, những tấm gương điển hình trong đồng bào DTTS.
Thạch Thành đang phấn đấu về đích huyện NTM vào năm 2025 với các chỉ tiêu cụ thể như: có 100% số thị trấn trên địa bàn (thị trấn Kim Tân và thị trấn Vân Du) đạt chuẩn đô thị văn minh; phấn đấu đô thị Thạch Quảng trở thành đô thị loại V. Để đạt được mục tiêu này, huyện Thạch Thành tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước và công tác tuyên truyền, vận động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở. Thực hiện có hiệu quả cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình MTQG; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện. Huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên các xã, thôn, đặc biệt khó khăn. Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường quản lý, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Bài và ảnh: Ngọc Huấn
{name} - {time}
-
2025-01-15 07:43:00
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025
-
2025-01-15 07:33:00
Tình hình giao thông cả nước sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168
-
2024-05-12 09:10:00
Hội thảo khoa học “Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu và vùng đất Băng Sơn”
Có thực sự “chữa lành” được không?
Đảm bảo an toàn bến khách ngang sông mùa mưa bão
LĐLĐ huyện Bá Thước phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân” năm 2024
Hội thao công nhân, viên chức, lao động huyện Quan Hóa
Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam tổ chức Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi năm 2024
[Góc nhìn]: Làm gì với mùa hè?
Điểm tựa tin cậy của người lao động huyện Nông Cống
Nguy cơ mất an toàn lao động tại các làng nghề
Công đoàn Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đẩy mạnh các phong trào thi đua