Chủ động các biện pháp ứng phó với sạt lở đất
Nhằm chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó với sạt lở đất trong mùa mưa lũ, các ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương đang tích cực thực hiện biện pháp phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong mùa mưa lũ.
Lượng chức năng huyện Mường Lát sơ tán người dân xã Nhi Sơn sống trong vùng có nguy cơ bị sạt lở.
Theo rà soát của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) huyện Mường Lát, trên địa bàn huyện có 45 điểm dân cư, 781 hộ, 4.072 nhân khẩu ở 7 xã và thị trấn sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đá. Ngay từ đầu năm, huyện đã xây dựng và khẩn trương triển khai thực hiện phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó theo cấp độ rủi ro của thiên tai. Trong đó, yêu cầu phòng chuyên môn và các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Khi xảy ra mưa lớn, các xã, thị trấn thường xuyên thông báo các vị trí ven sông, suối, sườn đồi núi có nguy cơ sạt lở để người dân biết, chủ động di dời. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm, đến nơi an toàn. Cùng với đó, tổ chức cắm biển báo tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát Trần Văn Thắng cho biết: Nhằm chủ động ứng phó với các loại hình thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN&PTDS huyện duy trì chặt chẽ chế độ thường trực 24/24 giờ nhằm giữ vững thông tin dự báo, tình hình thực tế tại địa phương, kịp thời thông tin khi có những hiện tượng bất thường của thiên tai để có biện pháp xử lý tình huống xảy ra. Trước mùa mưa bão, các thành viên của Ban Chỉ huy trực tiếp xuống địa bàn được phân công phụ trách để kiểm tra công tác chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư và hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ”; rà soát các khu dân cư đang sống dọc ven sông, suối, vùng trũng, thấp, vùng có nguy cơ sạt lở; phương án sơ tán Nhân dân... Khi có sự cố sạt lở xảy ra, các xã, thị trấn tập trung lực lượng, phương tiện đảm bảo cơ động nhanh, tổ chức vận động di dời và hỗ trợ Nhân dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Đồng thời, bố trí lực lượng thường xuyên chốt chặn tại các vị trí đã xảy ra lũ quét, sạt lở, kiên quyết không để người dân quay lại khu vực sạt lở để di dời tài sản hoặc ở lại các căn nhà có nguy cơ tiếp tục sạt lở, bảo vệ tài sản của hộ dân sau khi đã di dời.
Hộ dân ở xã Hiền Kiệt (Quan Hóa) bị sạt lở trong đợt mưa lũ cuối tháng 7/2024.
Theo Ban Chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh còn 6.603 hộ/28.237 nhân khẩu của 121 xã, phường, thị trấn/17 huyện, thị xã đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đá. Trong đợt mưa từ ngày 23 đến 25/7/2024, khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa to đến mưa rất to khiến 39 nhà bị ảnh hưởng, hư hỏng. Trong đó, huyện Mường Lát 4 nhà, Quan Sơn 6 nhà, Quan Hóa 29 nhà... Các huyện Quan Hóa, Mường Lát, Bá Thước đã chủ động sơ tán 166 hộ/896 khẩu sinh sống trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng các thiên tai đến nơi an toàn.
Để chủ động công tác phòng tránh lũ quét, sạt lở đất, Ban Chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS tỉnh yêu cầu các địa phương trong tỉnh xây dựng kế hoạch phòng tránh lũ quét, sạt lở đất đến từng thôn, bản theo phương châm “4 tại chỗ” và tổ chức diễn tập để cán bộ, Nhân dân có ý thức chủ động phòng tránh. Trong kế hoạch phải phân loại và thống kê cụ thể số hộ, số khẩu sống trong khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất để tiến hành di dời ngay. Đối với các hộ, số khẩu sống trong khu vực có nguy cơ phải chuẩn bị sẵn sàng sơ tán khi có thiên tai xảy ra.
Các địa phương, đơn vị có liên quan đã triển khai việc cắm biển báo nguy hiểm ở khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất để người dân có ý thức chủ động phòng tránh. Đồng thời, cắt cử người hướng dẫn người dân và các phương tiện giao thông đi qua các ngầm, tràn trên sông suối khi có mưa, lũ. Các ngành có liên quan của tỉnh và địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sắp xếp, ổn định dân cư đang sinh sống ở các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Đặc biệt, là đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025 để người dân có nơi ở an toàn, yên tâm sản xuất...
Bài và ảnh: Lê Hợi
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-08-21 16:19:00
Tiếp tục xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 từ 17h ngày 21/8
Đường tỉnh 520 đoạn qua các xã Hợp Thành, Triệu Thành (Triệu Sơn) sắp được sửa chữa
Liên hoan “Địa chỉ tin cậy, hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc; phòng, chống bạo lực gia đình”
Đến năm 2050 sẽ có 43 tuyến đường bộ cao tốc với tổng số hơn 9.200km
Giải pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống tiêu kênh Than
Tắt sóng mạng 2G - “Mở lối” đưa người dân lên môi trường số (Bài 2): Hòa nhịp sống số
Bảo đảm an toàn giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9 và tháng cao điểm học sinh đến trường
Tiếp nhận 402 đơn vị máu tại Ngày hội Hiến máu tình nguyện huyện Hoằng Hóa
Sống xanh bền vững
Lễ khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 dự kiến tổ chức trước ngày 2/9 trên địa bàn tất cả 9 tỉnh