Cầu Hàm Rồng, Sông Mã - Bài ca đi cùng năm tháng
Đi qua chiến tranh chống Mỹ xâm lược, đất và người Hàm Rồng càng sáng rực với truyền thống anh hùng bất khuất, trở thành một biểu tượng văn hóa đặc trưng vùng miền, làm đậm đà thêm bản sắc dân tộc. Ở nước ta, hiếm có cây cầu nào đi vào thơ ca nhiều như cầu Hàm Rồng: “Sông Mã ơi, đôi bờ ôm bóng núi, núi Ngọc, núi Rồng xanh biếc chân mây” (Nhịp cầu sông Mã) của nhạc sĩ Lê Xuân Thọ. Trong phạm vi bài viết này tôi muốn đề cập đến bài thơ “Cây cầu chiến tích” của tác giả Minh Tố.
Cầu Hàm Rồng - sông Mã. Ảnh: P.V
Ngày mùng 3, 4/4/1965, Hàm Rồng đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc. Sông Mã, Hàm Rồng gắn với bao câu chuyện và sự tích thần kỳ. Quân và dân Hàm Rồng đã bắn hạ nhiều tàu bay được gọi là “thần sấm”, “con ma”, “giặc nhà trời”. Giặc Mỹ muốn ta “trở về thời kỳ đồ đá”, chúng đã chọn Hàm Rồng là một “điểm tắc lý tưởng”, nhưng tham vọng của chúng đã bị chôn vùi xuống dòng sông Mã.
Đọc lại bài thơ “Cây cầu chiến tích”, để mỗi chúng ta được sống lại sự đĩnh đạc của quân và dân ta trong giai đoạn hào hùng lịch sử quê hương, đất nước, hình ảnh quê Thanh hiện lên vừa bình dị mà chân thật, vừa như khúc trầm hùng bay bổng.
Mở đầu bài thơ ông viết: “Cây cầu/ Nối hai đầu Nam - Bắc/ Bền gan son sắt/ Chiến tranh cột mốc thời gian/ Khốc liệt đạn bom/ Sông Mã - Hàm Rồng/ Đâu phải Trường Sơn/ Đồi núi điệp trùng/ Chỉ có dòng sông hết lòng về biển”.
Sự cô kiệm từ ngữ, ý tưởng kín, chỉ gợi chứ không nồng nhiệt dâng trải như rất nhiều bài thơ khác mà ông viết trước đây. Bài thơ “Cây cầu chiến tích” đã bộc lộ tìm tòi này và có những thành công.
Có lẽ, Hàm Rồng làm đẹp hồn thơ, làm phong phú đời sống tinh thần của tao nhân mặc khách. Và sức sống kỳ diệu của chiếc cầu bất tử làm nức lòng cả nhân loại, trải bao mưa bom bão đạn, cầu Hàm Rồng vẫn đứng đó, bình yên soi bóng xuống dòng sông Mã trong xanh, điểm tô cho sự hùng vĩ ngàn năm của núi Rồng, sông Mã và những câu thơ cứ hào sảng, ngân nga: “Chỉ có dòng sông hết lòng về biển/ Và những đoàn quân/ Nhằm phương Nam thẳng tiến/ Khúc quân hành lời Tổ quốc trong tim”.
Thơ là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nhịp điệu diễn tả nỗi lòng. Trở lại những câu thơ đoạn đầu, tôi như cảm nhận ra, trong đau thương vụt thức đã làm bật lên những câu thơ vô thức: “Cây cầu/ nối hai đầu Nam - Bắc/ Bền gan son sắt/ Khốc liệt đạn bom/ Sông Mã Hàm Rồng/ Đâu phải Trường Sơn/ Đồi núi điệp trùng/ Chỉ có dòng sông hết lòng về biển/ Và những đoàn quân/ Nhằm phương Nam thẳng tiến/ Khúc quân hành lời Tổ quốc trong tim”.
Với lối viết thơ và cách sử dụng từ ngữ trong thơ rất giản dị, đơn thuần như vậy, thơ ông trở nên gần gũi và dễ dàng “hòa âm” cùng tiếng lòng và những trăn trở của bạn đọc. Quá trình sáng tạo này rất quan trọng trong thơ. Một bài thơ chỉ thật sự sống và thực hiện được chức năng văn học của mình, khi nó được người đọc đồng hành, tri âm và đồng sáng tạo.
Hàm Rồng - nơi đó thật tự hào biết bao. Không phải nhà thơ cố tình làm cho chúng ta xúc động, mà đơn giản, tôi tin khi viết những dòng thơ này, đôi mắt của nhà thơ đã nhòa đi lặng lẽ. Một khi những xúc cảm chân thành được nảy nở từ trái tim của thi sĩ, thì việc lan tỏa, chạm đến bao trái tim là điều không có gì khó hiểu. Nhịp thơ đột ngột, ứ nghẹn, hai chữ, ba chữ, đứt ngang... Tiếp theo là những câu thơ đầy ám gợi: “Chỉ có dòng sông hết lòng về biển/ Và những đoàn quân/ Nhằm phương Nam thẳng tiến/ Khúc quân hành lời Tổ quốc trong tim”.
Bằng lối thơ giàu tính tự sự, những con chữ nghiêm cẩn, đầy trách nhiệm như người lính vào trận đánh. Nói là tự sự nhưng không thiếu đi sự bay bổng, thiếu đi chất trữ tình hay nói đúng hơn là có tứ, có cái để người thưởng ngoạn, để nghĩ. Giọng điệu thơ hào sảng và đắm say. Xuyên suốt tác phẩm là khát vọng hòa bình và trách nhiệm thiêng liêng của tuổi trẻ trước vận mệnh Tổ quốc, đã giúp con người vượt lên tất cả và làm nên chiến thắng.
Đọc thơ ông, người ta dễ bị cuốn hút bởi cách nói, cách tạo tứ, lặp ý, lặp câu. Với phong thái tự tại nhưng giàu nội lực, Minh Tố tạo ra một phong cách thơ có nhiều điểm riêng trong cảm xúc, ngôn từ, giọng điệu. Nhiều người nhận xét: thơ ông chứa đựng một tâm hồn thơ có độ chín, một vốn ngôn từ phong phú, một thế giới hình tượng đa diện...
Những hy sinh, mất mát trong chiến tranh là không gì có thể bù đắp được và không thể nào quên, nhưng cuộc sống hồi sinh thời bình là không gì cưỡng nổi. Những người lính từ chiến trường trở về mang theo bao khát vọng về hạnh phúc: “Quê anh, quê em/ Những địa danh đi vào huyền thoại/ Bao chàng trai, cô gái hóa thân/ Đất nước thanh bình”. Ông biết tựa vào cảm xúc. Từ cảm xúc câu thơ biến hóa vô thường, cách nói trở nên mới mẻ, tạo nên những hiệu ứng bất ngờ: “Mùa xuân ùa về, khỏa lấp chiến tranh/ Em và anh chung tay xây dựng”. Thông qua tác phẩm “Cây cầu chiến tích”, tác giả lý giải sự vận động, những tiếp biến và đổi thay trên quê hương Hàm Rồng đất lửa để hướng tới cái mới trong hành trình sáng tạo của mình. Đó không phải là ước nguyện suông, mà tác giả đã thể hiện nó bằng hành động cụ thể: “Mùa xuân ùa về, khỏa lấp chiến tranh/ Em và anh chung tay xây dựng/ Chồi xanh bật dậy bừng lên cuộc sống yên bình”.
Đây là bài thơ độc lập, những con chữ nghiêm cẩn, đầy trách nhiệm như một người lính vào trận đánh, dù thời bình hay thời chiến, thì bài thơ của ông càng có ý nghĩa, có trách nhiệm với đời. Và đó cũng là sự chuẩn bị chu đáo cho phần kết của bài thơ: “Về lại nơi đây đậm nghĩa đượm tình/ Màu mỡ phù sa dòng sông thơ mộng/ Hình bóng núi, cầu hiên ngang sừng sững/ Chiến tích anh hùng/ Lưu mãi với thời gian”.
Đọc thơ ông, ta cảm nhận được một tình yêu cội nguồn lan tỏa. Bởi trong tâm thức của tác giả, cầu Hàm Rồng không phải chỉ là một thắng cảnh của xứ Thanh, mà còn là biểu tượng của chiến thắng. “Quê anh, quê em/ Những địa danh đã đi vào huyền thoại/ Bao chàng trai, cô gái hóa thân/ Đất nước thanh bình/ Mùa xuân ùa về, khỏa lấp chiến tranh/ Em và anh chung tay xây dựng/ Chồi xanh bật dậy bừng lên cuộc sống yên bình”.
Năm tháng qua đi, cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững, uy nghiêm tạc vào thế núi như một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước và cách mạng của dân tộc Việt Nam. Vùng đất Hàm Rồng, một thời khói lửa đau thương để biết giá trị của mỗi phút hòa bình đã được đánh đổi bằng nhiều mất mát, đang thay da đổi thịt từng ngày. Kết thúc bài thơ, chúng ta như đang nghe sông Mã thì thầm những hoài niệm về một vùng đất cổ, nơi mỗi tấc đất đều là tấc lịch sử đan xen, giao hòa giữa cổ và kim, giữa đau thương tỏa sáng và khát vọng vươn lên: “Về lại nơi đây đậm nghĩa đượm tình/ Màu mỡ phù sa dòng sông thơ mộng/ Hình bóng núi, cầu hiên ngang sừng sững/ Chiến tích anh hùng/ Lưu mãi với thời gian”.
Hàm Rồng, địa danh đã đi vào lịch sử như những trang chói lọi nhất trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Dấu ấn Hàm Rồng trong văn học không chỉ lưu giữ hình ảnh về một biểu tượng văn hóa - lịch sử đặc trưng vùng miền, mà còn lưu giữ về một miền ký ức hào hùng của đất nước và người Hàm Rồng xứ Thanh nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung. Cho đến ngày nay, Hàm Rồng vẫn hiên ngang trường tồn cùng với chiều dài lịch sử dân tộc như một biểu tượng bất tử.
Người ta nói tuổi thơ cùng với những ký ức luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn, lẽ sống của một con người. Trong sáng tạo văn học - nghệ thuật điều này càng đúng hơn. Nó chi phối sâu sắc, mạnh mẽ đến thế giới cảm xúc và hình tượng thẩm mĩ của người nghệ sĩ. Với nhà thơ Minh Tố, điều này thật đúng khi đọc thơ ông.
Triều Nguyệt
{name} - {time}
-
2024-11-21 21:16:00
Những người “giữ hồn” di sản văn hóa (Bài 1): Chuyện về những “báu vật sống”
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2024-04-20 14:33:00
Nét đẹp lễ hội làng ở Hoằng Hóa
Cầm sách lên...
Lãng mạn vương giả
Khai mạc Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024
Vô vàn trải nghiệm hấp dẫn tại Lễ hội Hoa hồng lớn nhất Tây Bắc dịp lễ 30/4, 1/5
[E-Magazine] - Cung đàn tháng tư nhung nhớ đầy vơi
Thủ tướng: Văn hóa các dân tộc là tài sản chung của cả quốc gia, dân tộc
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G “Going Home” quảng bá du lịch Việt Nam
Lễ hội Đình Thi trên đường đến với di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nơi chữa lành tâm hồn