(Baothanhhoa.vn) - Trước khi về cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng, một văn kiện lịch sử vô giá. Di chúc là sản phẩm được viết từ trái tim, trí tuệ và tư tưởng của một vĩ nhân; là sự hội tụ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, hòa quyện, chắt lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại. Di chúc của Người đã trở thành những chỉ dẫn có giá trị không những cho hôm nay và mãi cho mai sau. Một trong những chỉ dẫn vô giá của Người đó là “mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.

Bồi dưỡng đạo đức cách mạng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trước khi về cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng, một văn kiện lịch sử vô giá. Di chúc là sản phẩm được viết từ trái tim, trí tuệ và tư tưởng của một vĩ nhân; là sự hội tụ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, hòa quyện, chắt lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại. Di chúc của Người đã trở thành những chỉ dẫn có giá trị không những cho hôm nay và mãi cho mai sau. Một trong những chỉ dẫn vô giá của Người đó là “mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.

Bồi dưỡng đạo đức cách mạng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời, đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng thì phải đặt lợi ích của Đảng và Nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích cá nhân. Phải hết sức hết lòng phục vụ Nhân dân, vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, luôn gương mẫu trong mọi công việc. Người nêu dẫn chứng sát thực: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định và yêu cầu làm cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Người cán bộ có đạo đức cách mạng thì nghĩ, nói và làm phải thống nhất. Người chỉ rõ: “Nói một đằng, làm một nẻo” là điều tối kỵ đối với người cán bộ. “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”, người cán bộ một khi đã không được dân tin, dân phục, dân yêu thì chỉ là người “vô tích sự, không làm nên trò trống gì”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ví người cán bộ chỉ có đức mà thiếu tài thì cũng chẳng khác nào “những ông bụt ngồi ở trong chùa”. “Tài” hiểu theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm cả năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn. Muốn có được những năng lực đó, người cán bộ phải chịu khó học tập, rèn luyện, trước hết là học tập lý luận Mác - Lênin, sau đó phải chịu khó lăn lộn trong thực tiễn. Bởi vì theo Người, lý luận luôn được bổ sung bằng những kết luận mới, rút ra từ trong thực tiễn sinh động.

Người cũng nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu phải: Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ. Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ mới bố trí và sử dụng đúng cán bộ, mới phát hiện đúng ai là cán bộ tốt, ai là cán bộ xấu, ai là người có tài, ai là kẻ bất tài; mới kích thích mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong con người cán bộ. Muốn đánh giá đúng cán bộ phải căn cứ vào những chuẩn mực nhất định, những chuẩn mực đó có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng.

Dùng cán bộ phải đặt người đúng việc, vì việc mà đặt người, chứ không phải vì người mà đặt việc. Người thường căn dặn: “Chúng ta phải nhớ rằng, người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của họ và giúp họ chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được. Khéo dùng cán bộ còn thể hiện ở chỗ biết kết hợp các thế hệ cán bộ một cách đúng đắn”. Người chỉ rõ: “Trong đội ngũ cán bộ của Đảng có cán bộ già, cán bộ trẻ. Cán bộ già là vốn quý của Đảng, họ có kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tế đấu tranh. Nhưng cũng có một số cán bộ già đến một thời kỳ nào đấy là dừng lại, không tiến lên được, hay bám lấy cái cũ, không nhạy cảm với cái mới. Còn cán bộ trẻ tuy chưa có được ưu điểm như cán bộ già nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập cho nên tiến bộ rất nhanh”. Vì vậy, “phải khéo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ. Không nên coi thường cán bộ trẻ, đảng viên trẻ nói gì cũng gạt đi, cho là “trứng khôn hơn vịt”, “măng mọc quá tre”. Muốn dùng cán bộ cho đúng còn phải hết sức khách quan, công tâm và phải chống tư tưởng “địa phương chủ nghĩa”, “óc bè phái”, “óc hẹp hòi”, “ai hẩu với mình dù có tài cũng dìm họ xuống, họ nói phải mấy cũng không nghe”. Người ân cần nhắc nhở: “Cất nhắc cán bộ, không nên làm như giã gạo. Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ có sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”.

Thực hiện chỉ dẫn của Người về đạo đức cách mạng, trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định nêu gương của Đảng; ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Thường xuyên rà soát, bổ sung, cụ thể hóa nội dung các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị thành những tiêu chí, tiêu chuẩn đạo đức cụ thể của cơ quan, đơn vị để tổ chức thực hiện; gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với xây dựng tập thể cơ quan, đơn vị, địa phương kiểu mẫu, công dân kiểu mẫu. Thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình, gợi ý kiểm điểm đối với tập thể cá nhân, qua đó xác định rõ trách nhiệm của tập thể cá nhân và trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch khắc phục, cũng như cam kết khắc phục.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị rà soát, bổ sung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phương châm “sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”. Toàn tỉnh có 100% tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị xây dựng chuẩn mực đạo đức, trong đó nhiều đơn vị đã khái quát thành khẩu hiệu và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân theo dõi, giám sát việc thực hiện.

Xác định xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên được coi là “then chốt của then chốt”, trong suốt những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã thường xuyên chăm lo đổi mới toàn diện, đồng bộ công tác cán bộ, tạo điều kiện để tổ chức thực hiện, thống nhất đồng bộ trong toàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu được tăng cường và nâng cao cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Để đạt được những kết quả nêu trên, tỉnh Thanh Hóa đã đổi mới công tác tuyển dụng công chức, viên chức, trong đó tập trung thu hút, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Công tác đánh giá cán bộ được quan tâm, chú trọng và được coi là khâu đột phá trong công tác cán bộ. Việc đánh giá đúng cán bộ là cơ sở để bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ phù hợp với thế mạnh, năng lực, sở trường, nâng cao kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; đồng thời, kịp thời phát hiện, khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo và sàng lọc cán bộ yếu kém, đưa ra khỏi quy hoạch. Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá, xếp loại 82.289 lượt cán bộ; trong đó, có 6.366 lượt cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, 75.923 lượt cán bộ diện ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh quản lý. Trong sử dụng cán bộ, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm phá hiện cán bộ năng động, sáng tạo đúng người, đúng việc, phát huy được sở trường, khắc phục sở đoản tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao.

Hằng năm, căn cứ nhu cầu và thực tế đội ngũ cán bộ, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ. Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng được 84.211 lượt người, bao gồm đào tạo chuyên môn cho 10.564 lượt người; đào tạo lý luận chính trị cho 20.701 lượt người (cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị được 2.296 lượt người, trung cấp lý luận chính trị được 18.405 lượt người); bồi dưỡng được 52.946 lượt người. Cấp huyện đã mở được 27 lớp dự nguồn ban chấp hành đảng bộ và chức danh lãnh đạo chủ chốt các nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2021 - 2026 và các nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031 cho gần 4.000 đồng chí.

Trong những ngày Thu tháng Tám lịch sử năm nay, kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024), cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh lại bồi hồi, xúc động nhớ về Người. Nhớ lại những chỉ dẫn của Người về đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Để từ đó, càng thêm ý thức sâu sắc hơn, trách nhiệm hơn sứ mệnh của từng cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng; phấn đấu đưa tỉnh Thanh Hóa sớm “trở nên một tỉnh kiểu mẫu” như sinh thời Bác hằng mong muốn.

Tùng Anh (CTV)


Tùng Anh (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]