10:43 07/09/2023 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Theo số liệu thống kê sơ bộ, có ít nhất 50% người dân trên địa bàn huyện Mường Lát có tư tưởng trông chờ ỷ lại. Đó là căn bệnh trầm kha và hệ quả để lại là tỉ lệ hộ nghèo chiếm 37,67%, gấp 17,1 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của tỉnh. Đặc biệt, t oàn huyện Mường Lát chưa có xã nào đạt tiêu chí số 11 (tiêu chí hộ nghèo). Làm sao để bốc đúng thuốc, trị đúng bệnh? Một phần của câu trả lời là: “Để đảm bảo cuộc sống bình ổn cho người dân, định hướng trước mắt cơ bản là trồng cây gì, nuôi con gì?”, ông Hoàng Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Theo số liệu thống kê sơ bộ, có ít nhất 50% người dân trên địa bàn huyện Mường Lát có tư tưởng trông chờ ỷ lại. Đó là căn bệnh trầm kha và hệ quả để lại là tỉ lệ hộ nghèo chiếm 37,67%, gấp 17,1 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của tỉnh. Đặc biệt, t oàn huyện Mường Lát chưa có xã nào đạt tiêu chí số 11 (tiêu chí hộ nghèo). Làm sao để bốc đúng thuốc, trị đúng bệnh? Một phần của câu trả lời là: “Để đảm bảo cuộc sống bình ổn cho người dân, định hướng trước mắt cơ bản là trồng cây gì, nuôi con gì?”, ông Hoàng Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Bản Suối Tút, xã Quang Chiểu có hơn 20 hộ trồng cam Lào trên tổng diện tích hơn 10 ha. Hình ảnh: Trưởng bản Suối Tút Tặng Văn Lai cùng cán bộ xã Quang Chiểu thăm đồi cam của gia đình mình.

Thay đổi cơ cấu sản xuất

Nhớ lại thời điểm năm 2009 - 2010, khi khảo sát, trồng thử nghiệm cây xoan ở các vùng đất khác nhau trên địa bàn huyện Mường Lát cho thấy cây sinh trưởng tốt, phát triển nhanh. Vì thế, năm 2012, cây xoan được lựa chọn là cây phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên địa bàn. 17.000 ha đất trồng xoan đã được triển khai ở các xã Tam Chung, Quang Chiểu, Mường Lý... Tuy nhiên, do đặc điểm khí hậu, đất đai thổ nhưỡng ở Mường Lát, cũng như đặc tính sinh lý thực vật, cây xoan không mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng. Nếu một cây luồng vẫn bán được giá 25.000 đồng thì xoan chỉ bán được 3.000 đồng/cây. Sau 10 năm thực hiện, vì thu hoạch kém, không bán được hoặc bán với giá rẻ mạt, rất nhiều hộ gia đình đã phá bỏ cây xoan để trồng cây lương thực, phục vụ cuộc sống hàng ngày.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Mường Lý là xã có diện tích trồng cây sắn nhiều nhất huyện Mường Lát.

“Nhận thức được điều đó, các cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát xác định trước mắt cơ bản là cây trồng vừa mang tính phòng hộ vừa mang tính thu nhập. Qua nhiều thử nghiệm thất bại từ cây xoan, đến cây keo, Nhân dân đang chuyển hướng và thay thế cây trồng khác, đặc biệt là các loại cây bản địa”, ông Trần Văn Thắng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mường Lát, cho biết.

Căn cứ điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, phong tục tập quán, trình độ sản xuất của người dân, định hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện Mường Lát được phân thành 4 khu vực: Khu vực 1 gồm các xã: Trung Lý, Mường Lý, Tam Chung; khu vực 2 gồm các xã Quang Chiểu, Mường Chanh; khu vực 3 gồm các xã Pù Nhi, Nhi Sơn; khu vực 4 là thị trấn Mường Lát.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Mường Lát phù hợp cho cây đào sinh trưởng, phát triển. Cây đào được trồng nhiều nhất ở các xã Pù Nhi, Nhi Sơn.

Nằm ở vùng 3, các xã Quang Chiểu, Mường Chanh, từ những năm 1980-1990, giống lúa nếp Cay Nọi đã du nhập. Với tổng 400 ha đất nông nghiệp, xã Quang Chiểu đã dành 300 ha đất trồng lúa nếp Cay Nọi. Dù chỉ trồng 1 vụ duy nhất trong năm, nhưng loại lúa này lại có giá bán khá cao. Ông Trần Văn Thắng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện, cho biết: Trong số các loại cây trồng của đồng bào Thái ở xã Quang Chiểu, lúa nếp Cay Nọi được xem là cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi 1 ha trồng lúa cho thu hoạch khoảng 46-47 tạ, sau khi trừ các khoản chi phí bỏ ra so với thực hiện mô hình dự án; chưa tính công lao động, bình quân lợi nhuận đạt hơn 42 triệu đồng/ha/vụ.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Lúa nếp Cay Nọi - cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế ở xã Quang Chiểu.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Sản phẩm gạo nếp Cay Nọi là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh đầu tiên của huyện Mường Lát.

Cũng ở Quang Chiểu, vì có vị trí địa lý giáp với nước bạn Lào, nơi có địa hình, thổ nhưỡng khí hậu tương tự; nhiều hộ dân ở bản Sáng, bản Suối Tút đã sang tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng cam và dưa hấu. Chị Vi Thị Hà (người bản Sáng) cho biết: Trước đây gia đình tôi chỉ trồng lúa, hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển đổi sang mô hình trồng dưa hấu, hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 4-5 lần. Hai sào dưa mỗi năm chỉ trồng một vụ cũng cho thu nhập từ 12-14 triệu đồng. Những tháng khác trong năm gia đình tôi vẫn trồng lúa để cung cấp gạo ăn và thêm nương rẫy. Tập trung vào trồng cam Lào, anh Phan Văn San (Suối Tút) hiện có gần 2 ha. Vụ cam năm 2022 cho thu hoạch với giá trị hơn 100 triệu đồng, gia đình anh đã vươn lên là hộ có kinh tế ổn định của bản. Gương mẫu đi đầu, Trưởng bản Suối Tút, anh Tặng Văn Lai, cho biết: "Trước đây gia đình trồng sắn, ngô nhưng vì đất bạc màu rất khó canh tác. Mạnh dạn chuyển đổi 1 ha sang trồng cam, 2 năm nay, vườn cam của gia đình tôi cho thu hoạch khá tốt, thu nhập khoảng 50 triệu/ha/năm". Học và làm, hiện cả bản Suối Tút có khoảng 5 ha cam đã cho thu hoạch.

Nằm ở vùng 1, xã Trung Lý hiện đang tập trung vào trồng măng tre bát độ, trồng trẩu. Ông Lương Văn Biểu (bản Táo) hiện đang có hơn 200 gốc măng tre bát độ. Khoảng 8 năm nay, nhờ trồng loại cây này mà gia đình ông cho thu nhập gần 70 triệu đồng/năm. Hiện tại bản Táo có 272 hộ/ hơn 1.000 khẩu. “Để thoát nghèo, không gì hơn là lao động và sản xuất”, ông Lương Văn Biểu khẳng định. Cũng nhờ loại cây này, mà gia đình ông đã thoát nghèo sớm so với các hộ gia đình khác.

“Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm được giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng chính là sinh kế lâu dài góp phần giảm nghèo bền vững”, ông Giàng A Lâu, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Lý cho biết.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Bà con dân tộc Mông bản Pom Khuông, xã Tam Chung với mô hình nuôi bò vỗ béo mang lại hiệu quả.

Cũng giống như cây trồng, việc chăn nuôi ở Mường Lát gặp không ít khó khăn. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến hầu hết các con nuôi ở nơi khác đến đều không phù hợp, chỉ có giống bản địa là tồn tại, đặc biệt là chăn nuôi gà đồi, lợn đen, trâu đen, tạo sản phẩm sạch theo hướng hữu cơ được các cấp chính quyền quan tâm.

Tính đến thời điểm này, tổng cộng trên địa bàn huyện có 14.000 con lợn, 21.000 con trâu, bò; 130.000 con gia cầm các loại. Song, chưa có một trang trại gia súc nào. Không có những khu đất lớn bằng phẳng, lại nhiều đất bạc màu, tầng canh tác mỏng, hiệu quả trồng trọt thấp, vì thế chăn nuôi gia trại được xác định là hướng duy nhất. Mô hình đào ao thả cá, nuôi lợn đen bản địa, nuôi dê... kết hợp trồng cây ăn quả như nhãn, mít, xoài, bưởi... của anh Sùng A Thào ở bản Suối Lóng (Tam Chung); Ngân Văn Tịnh ở bản Nàng 1 (Mường Lý)... hiện được đánh giá rất cao. “Đời bố mẹ mình di cư đã rất khổ, đến đời mình cũng không hơn một con trâu rừng nai lưng làm nhưng vẫn nghèo. Nếu cứ mãi du canh, du cư, con cái sẽ không được học hành, nhà cửa không ổn định, cái nghèo, cái đói vẫn bám riết”. Bám bản, bám đất, cộng với sự siêng năng cần cù, mỗi năm, gia đình Sùng A Thào, Ngân Văn Tịnh có thu nhập gần 100 triệu đồng.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Đồn Biên phòng Quang Chiểu đẩy mạnh tăng gia sản xuất, trong đó chăn nuôi giống lợn đen bản địa.

Còn ở bản Piềng Tặt (Mường Chanh), các hộ gia đình anh Lò Văn Ún, anh Lương Văn Thiện chăn nuôi gia súc, gia cầm đang mang lại giá trị kinh tế cao, cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng...

“Nhờ chăm chỉ lao động, chăn nuôi có hiệu quả, các hộ gia đình này đã vươn lên thoát nghèo, có xe máy để đi, có tivi để xem, con cái đều được học hành tới nơi, tới chốn. Đây là điển hình để một số hộ gia đình trong bản đang học hỏi và làm theo”, ông Sùng A Phàng, Bí thư chi bộ bản Suối Lóng, xã Tam Chung cho biết.

Vấn đề hiện nay là ý thức của người dân trong việc chăm sóc vật nuôi. Chỉ riêng việc vận động người dân tiêm phòng cho gia súc, gia cầm cũng rất khó khăn. Vì thế, tỉ lệ tiêm phòng vật nuôi trên địa bàn khá thấp. Điều này tiềm ẩn nguy cơ cao khi dịch tới.

"Bốc đúng thuốc" và "trị đúng bệnh"

Chuyển đổi cây trồng tạo sinh kế cho người dân là vô cùng cần thiết, nhưng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống thì phải có những liều thuốc đúng. Đúng ở đây cho một huyện có gần 80% người làm nông nghiệp là phải tìm đầu ra cho sản phẩm. Câu chuyện cây chuối ngự của Mường Lát rất ngon, rất ngọt, rất dễ trồng nhưng người dân phải phá bỏ là nỗi trăn trở không chỉ của những người quản lý nông nghiệp mà cả lãnh đạo huyện. Bởi nếu được xây dựng và làm thương hiệu để sản phẩm trở thành hàng hóa, thì chắc chắn không bao giờ bà con chặt bỏ.

“Khó khăn chung hiện nay đối với việc xây dựng các mô hình là nguồn kinh phí đầu tư hạn chế; sản phẩm đầu ra gặp khó khăn, giá cả thị trường biến động, chưa có liên doanh, liên kết bao tiêu sản phẩm, làm cho người sản xuất chưa mạnh dạn tham gia thực hiện. Trong khi đó chưa có tập thể, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm... nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gây sức ép trong tiêu thụ...”, ông Trần Văn Thắng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện khẳng định.

Quanh quẩn bài toán cung cầu, người dân do điều kiện kinh tế khó khăn, lại không có hiểu biết về thị trường nên sản xuất manh mún, sản phẩm bán ra nhỏ, lẻ chỉ phục vụ vừa đủ trong vùng, trong xã; còn doanh nghiệp trước khi đầu tư thì đã khảo sát vùng nguyên liệu của địa phương, vừa thiếu vừa yếu.

Đến tham quan vườn dưa hấu của những hộ trồng dưa ở bản Sáng (Quang Chiểu) chúng tôi hiểu được sản phẩm hàng hóa ở đây chẳng liên quan đến yếu tố thị trường và giá cả của thương lái. Tự trồng, tự tiêu thụ, những hộ có dưa bảo nhau dựng những chiếc lều tre bên cạnh suối Xim vừa bán nước giải khát vừa làm địa điểm tập kết bán dưa hấu. Ai có nhu cầu, chủ vườn dẫn xuống tham quan, tự tay chọn từng quả ưng ý nhất, và ngồi bên cạnh dòng suối Xim mát lạnh thưởng thức. Khi được hỏi: “Tại sao không mở rộng quy mô, nhập cho thương lái”, chủ vườn dưa nói với chúng tôi: “Loằng ngoằng lắm”.

Ngược lại với cây dưa, cây mận, cây chuối...; cây măng tre bát độ, cây trẩu có đầu ra thì diện tích trồng lại đang rất khiêm tốn. Dù chưa có thống kê cụ thể về diện tích măng tre bát độ hay trẩu nhưng đây là những loại cây không cần nhiều công chăm sóc mà có giá trị kinh tế cao; đồng thời có tác dụng trong việc trồng rừng, phủ xanh các đồi trọc, giữ đất, giữ gìn nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai. Điểm thuận lợi là ngay bên cạnh huyện Mường Lát, ở huyện Trấn Yên (Yên Bái) và Vân Hồ (Sơn La) đã có các doanh nghiệp, nhà máy sơ chế đề cập tới việc bao tiêu sản phẩm.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Công ty CP sản xuất chế biến nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh ký kết chương trình phối hợp với Đồn Biên phòng Trung Lý.

Niềm hy vọng lớn nhất hiện nay là sau khi có Nghị quyết số 11, diện tích đất trồng sắn ở Mường Lát đã có sự thay đổi nhanh chóng với việc triển khai mô hình điểm trồng “Cây sắn năng suất cao” do Công ty CP sản xuất chế biến nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh đầu tư giống sắn, phân bón và phối hợp cùng các Đồn Biên phòng hướng dẫn Nhân dân địa phương kiến thức, kỹ thuật trồng, chăm sóc sắn đạt hiệu quả cao nhất; ký hợp đồng thu mua và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Diện tích ban đầu khoảng 2.000 ha. Đây sẽ là “lối thoát” cho cây sắn “tự tin” phát triển, và là điều kiện để người dân mạnh dạn hơn trong sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ giữa kinh tế hộ với doanh nghiệp.

Tất nhiên, không phải cây trồng nào cũng may mắn có hướng phát triển như cây sắn khi có sự gắn bó chặt chẽ của 3 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp. Trong đó Nhà nước xác định rõ diện tích trồng sắn, thông qua làm quy hoạch để công bố rộng rãi cho cấp ủy, chính quyền các xã biết, chỉ đạo người dân chủ động trong sản xuất, để doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư.

Nghị quyết số 11 được ban hành và triển khai thực hiện, tính đến nay vừa đúng 1 năm. Đây là khoảng thời gian Mường Lát nhìn, nhận ra những hạn chế và tiềm năng của địa phương. Hành trình từ “bắt bệnh” đến “trị bệnh” để thoát nghèo còn khá dài. Nhưng điều quan trọng hơn hết là, ngoài sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, hơn lúc nào hết mỗi người dân Mường Lát phải có khát vọng vươn lên thoát nghèo, lấy việc lao động sản xuất là động lực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Chủ tịch UBND xã Mường Chanh Bùi Văn Nhân (áo trắng) cùng phóng viên Báo Thanh Hóa trò chuyện với người dân bản Piềng Tặt.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Cán bộ Đồn Biên phòng Quang Chiểu cùng người dân làm hàng rào ven đường, tạo cảnh quan sạch đẹp.

Tôi nhớ mãi hình ảnh ông Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh xông xáo hướng dẫn người dân làm hàng rào hai bên đường ở bản Ngố. “Việc làm hàng rào hai bên đường không chỉ đẹp cảnh quan mà giúp bà con tăng thêm tình đoàn kết, chia sẻ với nhau từng khúc luồng, đoạn tre. Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ”. Đó cũng là điều trăn trở của Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Triệu Minh Xiết: “Chúng ta cứ bàn, cứ tìm cách tháo gỡ nhưng nếu dân không thay đổi thì cũng rất khó để vươn mình. Cơ hội có, điều kiện có nhưng để Nghị quyết số 11 đi vào cuộc sống không có gì hơn là cấp ủy, chính quyền, ban, ngành và nhân dân Mường Lát phải tiếp tục nỗ lực, quyết liệt và tập trung hơn nữa. Làm nữa, làm mãi, không được dừng và cũng không nhanh đâu, nhưng tôi tin nếu làm quyết liệt, nếu tất cả cùng nỗ lực chắc chắn Mường Lát sẽ đổi thay”.

Kiều Huyền - Ngọc Huấn

Tin liên quan:
  • [Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ
    [Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi ...

    Bước vào tuổi thứ 27, từ ngày thành lập huyện năm 1996 đến nay, Mường Lát vẫn luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương và của tỉnh. Tuy nhiên, là huyện biên giới nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa, sau nhiều năm nỗ lực, Mường Lát vẫn chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng. Đây cũng là lý do mà ngày 29-9-2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ký ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Nghị quyết số 11).

  • [Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài 2: Muốn thay đổi lớn phải bắt đầu từ hành động nhỏ
    Mường Lát: Tiềm năng du lịch nơi thượng nguồn sông Mã

    Huyện vùng cao biên giới Mường Lát nằm ở độ cao hơn 700m so với mực nước biển, có đường biên giới dài hơn 100km giáp với 2 huyện Viêng Xay và Sốp Bâu (tỉnh Hủa Phăn, Lào).


Kiều Huyền - Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]