(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 3.500 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm, chủ yếu ở các vùng trồng cây ăn quả, rau màu. Đây không những được xem là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích mà còn góp phần tiết kiệm nguồn nước tưới cho người dân.

Áp dụng tưới tiết kiệm nước, giải pháp giảm chi phí, nâng cao giá trị sản xuất

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 3.500 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm, chủ yếu ở các vùng trồng cây ăn quả, rau màu. Đây không những được xem là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích mà còn góp phần tiết kiệm nguồn nước tưới cho người dân.

Áp dụng tưới tiết kiệm nước, giải pháp giảm chi phí, nâng cao giá trị sản xuấtTrang trại trồng cây ăn quả tại thị trấn Vân Du (Thạch Thành) lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước hiện đại.

Tưới tiết kiệm nước là áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm... bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng kết hợp với các biện pháp canh tác tiên tiến trong nông nghiệp.

Với diện tích trồng cây ăn quả lớn, khoảng 50 ha, anh Trịnh Văn Quế, thị trấn Vân Du (Thạch Thành) đã đầu tư áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm để giảm chi phí nhân công. Anh Quế cho biết: Với thiết kế các ống nước nhánh đặt ngay dưới các gốc cây nên chỉ cần bật hệ thống tưới trong một giờ đồng hồ thì toàn bộ diện tích trồng cây ăn quả sẽ ngấm vừa đủ nước. Không chỉ tạo độ ẩm thường xuyên trong đất, giúp cây hấp thụ nhanh chất dinh dưỡng, do tưới nhỏ giọt tập trung vào phần gốc cây nên giúp tiết kiệm tối đa nguồn nước tưới. Ngoài ra, phân bón được hòa lẫn vào nước và cho vào bình chứa, sau đó tưới trực tiếp cho cây, hạn chế được tình trạng phân bón rơi vãi, gây lãng phí. Đối với cây ăn quả, nếu tưới phun trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả, nhưng áp dụng tưới nhỏ giọt khắc phục được những hạn chế, nâng cao hiệu quả sản xuất của cây trồng. Từ đó, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Theo anh Quế, với diện tích của trang trại, lượng phân bón được pha với nước nên giảm khoảng 30% so với cách bón phân truyền thống, giảm 80% công lao động... Nhất là, ứng dụng phương pháp tưới này có thể dễ dàng điều chỉnh vùng tưới, lượng nước, thời gian tưới theo từng thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Hiện nay, căn cứ vào đặc tính của thiết bị tưới và hình thức phân phối nước từ thiết bị tưới mà kỹ thuật tưới tiết kiệm nước có thể được phân chia ra 3 loại, đó là: tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cục bộ, tưới ngầm cục bộ. Tuy vốn đầu tư cao nhưng tiết kiệm phân bón, giảm công chăm sóc, giảm chi phí quản lý vận hành, thuận tiện cho việc cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập của người dân. Tại hầu hết các mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới tại các huyện Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Hoằng Hóa... người dân đã lựa chọn phương pháp tưới phun mưa cục bộ để tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất. Đối với phương pháp này, sử dụng máy bơm nước cột áp cao kèm theo ống dẫn và mũi phun tạo mưa dòng nước không quá mạnh nên không gây hư phấn của rau màu, làm sạch bụi bẩn trên bề mặt lá, hạn chế sâu bệnh hại, giúp cây sinh trưởng tốt. Đây là phương pháp tưới hiện đại có tác dụng nhiều mặt cả về tạo độ ẩm cho đất và làm mát cho cây, kích thích sinh trưởng cho cây và có thể tiết kiệm được từ 30 đến 50% khối lượng nước so với phương pháp tưới thông thường. Ngoài ra, còn có thể hòa lẫn các loại phân bón dễ hòa tan như đạm, kali, các loại phân bón dạng nước,... thông qua bồn pha chế gắn tại van điều chỉnh tổng.

Ứng dụng công nghệ cao, trong đó ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm là hướng đi tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả rất rõ rệt, giảm chi phí, giảm nhân công, khắc phục nhiều vấn đề khó khăn của sản xuất nông nghiệp truyền thống. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 3.500 ha cây trồng đã được ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm. Trong đó, tưới bằng công nghệ tưới nhỏ giọt của Isarel chiếm gần 64% diện tích. Từ đó, có thể tăng năng suất cây trồng từ 40 đến 50%, giảm công lao động tưới, chăm sóc từ 70 đến 80%, lượng nước tiết kiệm từ 60 đến 80%, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập từ 20 đến 40%. Nhất là, tưới tiết kiệm là giải pháp ứng phó hiệu quả với tình trạng hạn hán, thiếu nước. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư khá cao, vì vậy để nhân rộng mô hình, các địa phương và ngành nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp đồng bộ như: đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho từng loại cây trồng, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chủ động xây dựng các mô hình thí điểm để người dân hiểu và thấy được ưu điểm của phương pháp tưới này. Xây dựng cơ chế hỗ trợ cũng như tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích các mô hình áp dụng rộng rãi phương pháp tưới tiết kiệm vào sản xuất, nhất là ở các vùng đồi để khắc phục khó khăn về địa hình, thời tiết...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]