(Baothanhhoa.vn) - Từ nhu cầu sử dụng sản phẩm nông sản an toàn của người tiêu dùng, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện hiệu quả việc tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi đất kém hiệu quả kinh tế để hình thành các vùng chuyên canh rau an toàn (RAT); đẩy mạnh liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Từ đó, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, mang lại thu nhập ổn định cho người dân...

Xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn

Từ nhu cầu sử dụng sản phẩm nông sản an toàn của người tiêu dùng, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện hiệu quả việc tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi đất kém hiệu quả kinh tế để hình thành các vùng chuyên canh rau an toàn (RAT); đẩy mạnh liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Từ đó, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, mang lại thu nhập ổn định cho người dân...

Xây dựng vùng chuyên canh rau an toànNgười dân xã Hoằng Đông (Hoằng Hóa) chăm sóc rau màu.

Là một trong những địa phương có điều kiện thuận lợi để sản xuất rau màu, những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để mở rộng diện tích sản xuất rau màu, từ đó, hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân phát triển vùng RAT theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, chỉ đạo các HTX trên địa bàn quan tâm, hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc, làm đất, làm bầu ươm cây con, phòng trừ sâu bệnh và lựa chọn loại cây trồng phù hợp với thời vụ, thổ nhưỡng,... nhằm mang lại giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, huyện Hoằng Hóa đã từng bước hình thành các vùng chuyên canh rau màu với tổng diện tích hơn 3.628 ha, năng suất trung bình 176,8 tạ/ha. Huyện cũng đã phát triển được 61 ha sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP tập trung chủ yếu ở các xã: Hoằng Giang, Hoằng Hợp, Hoằng Trinh, Hoằng Lưu, Hoằng Thắng,... và 3 ha sản xuất rau, củ, quả trong nhà màng; 5 ha nhà lưới áp dụng công nghệ cao ở các xã Hoằng Hợp, Hoằng Đạo, Hoằng Thắng... Chia sẻ về việc sản xuất rau màu của gia đình, bà Trịnh Thị Mai, xã Hoằng Đồng, cho biết: Gia đình tôi đã chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại rau theo mùa với ưu điểm dễ trồng, chu kỳ sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch hàng tháng, quay vòng vốn nhanh và được thị trường ưa chuộng; bên cạnh đó, chú trọng các yếu tố sản xuất an toàn, như: nguồn nước, thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được sử dụng...

Thị trấn Thiệu Hóa được xem là một trong những điểm sáng trong sản xuất RAT ở huyện Thiệu Hóa. Thời gian qua, với sự hỗ trợ của HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật để mở rộng diện tích vùng sản xuất rau màu. Khi tham gia mô hình, người dân được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP; không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Từ đó, người dân cũng dần thay đổi tư duy sản xuất, có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch sản xuất và đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng trọt được hướng dẫn. Hiện, thị trấn Thiệu Hóa đã xây dựng được mô hình sản xuất rau, củ, quả an toàn với diện tích 25 ha; trong đó, có 16,7 ha đã được công nhận tiêu chuẩn VietGAP. Theo tính toán của các hộ dân, sản xuất theo phương pháp truyền thống thì 1 ha rau màu thu nhập gần 300 triệu đồng/năm, khi áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất rau, củ, quả an toàn đã cho thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha/năm.

Được biết, toàn tỉnh đã hình thành, phát triển được 97 vùng sản xuất RAT chuyên canh tập trung, với tổng diện tích khoảng 12.560 ha, sản lượng đạt gần 600.000 tấn mỗi năm. Trong đó, diện tích RAT áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 4.000 ha. Để mở rộng diện tích sản xuất RAT, tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ phát triển vùng RAT trên địa bàn, như: Diện tích sản xuất RAT tập trung, chuyên canh có quy mô từ 3 ha trở lên đối với vùng đồng bằng, ven biển hoặc 2 ha tập trung trở lên đối với vùng miền núi được hỗ trợ kinh phí xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm RAT, với mức hỗ trợ 170 triệu đồng/ha đối với vùng đồng bằng, ven biển và 200 triệu đồng/ha đối với vùng miền núi... Ngoài ra, thực hiện việc cấp giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm RAT ở những địa phương có đủ điều kiện; tập huấn, hướng dẫn nông dân kỹ thuật bảo quản sản phẩm sau thu hoạch theo quy chuẩn kỹ thuật... Thời gian tới, để sản xuất RAT trở thành hướng đi bền vững cho người dân, các địa phương cần tiếp tục, hỗ trợ người dân tổ chức lại sản xuất, như: Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, HTX hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất, liên kết chặt chẽ với các đơn vị bao tiêu sản phẩm để có phương án, kế hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, chú trọng mở rộng diện tích trồng RAT ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống phun tự động, bón phân tự động; tập trung ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi cho các vùng chuyên canh sản xuất RAT nhằm nâng cao năng suất, thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]