(Baothanhhoa.vn) - Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 04), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về VSATTP của cán bộ, đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm được nâng lên; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn được hình thành và nhân rộng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả trong thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 04), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về VSATTP của cán bộ, đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm được nâng lên; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn được hình thành và nhân rộng.

Hiệu quả trong thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmHuyện Triệu Sơn thường xuyên tổ chức các đoàn đến kiểm tra việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATVSTP và thực hiện tốt Nghị quyết 04, cấp ủy, chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành cấp tỉnh đã tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc nghị quyết đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và các tầng lớp Nhân dân về công tác đảm bảo VSATTP. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nghị quyết; phát huy vai trò của các trưởng thôn, bản, khu phố trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia thực hiện công tác đảm bảo VSATTP. Cùng với đó, để có cơ sở cho việc triển khai thực hiện nghị quyết, UBND tỉnh đã xây dựng, ban hành các kế hoạch hành động về triển khai thực hiện nghị quyết, như: xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, giai đoạn 2017-2020; xây dựng các mô hình thí điểm ATTP trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2018; xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; tăng cường kiểm soát thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh đáp ứng quy định về ATTP đến năm 2020... Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh còn ban hành các chỉ thị, quy định về quản lý ATTP; UBND tỉnh tổ chức khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn.

Trên cơ sở các kế hoạch của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và địa phương đã ban hành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, tạo sự thống nhất cao trong quá trình thực hiện. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, công tác đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kinh nghiệm về công tác VSATTP cho cán bộ, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tầng lớp Nhân dân được quan tâm; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP cũng được triển khai sâu rộng đến cơ sở. Tổ chức bộ máy về quản lý ATTP từ tỉnh đến cấp xã được thành lập và kiện toàn. Ở cấp tỉnh, đã thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo tỉnh, văn phòng điều phối về VSATTP tỉnh. Ở cấp huyện, đã có 27/27 huyện, thị xã, thành phố thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo cấp huyện và cấp xã; thành lập văn phòng điều phối về VSATTP cấp huyện, ban nông nghiệp xã; thành lập 4.324 tổ giám sát ATTP ở cấp thôn, 300 tổ giám sát ATTP tại chợ.

Nhờ những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, nhiều chỉ tiêu về ATTP theo Nghị quyết 04 đề ra đã đạt kết quả tích cực, như: tỷ lệ sản phẩm thực phẩm sản xuất, chế biến theo mô hình sản xuất lớn, tập trung đáp ứng quy định về ATTP đạt 100%; tỷ lệ bếp ăn tập thể đáp ứng quy định về điều kiện ATTP đạt 100%; tỷ lệ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về điều kiện ATTP đạt 84,6%; tỷ lệ sản phẩm thực phẩm nhập từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh được kiểm soát, đáp ứng các quy định về ATTP đạt 75%;... Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ATTP được tăng cường; đã thực hiện thanh tra, kiểm tra về ATTP đối với 59.958 lượt cơ sở, phát hiện 5.981 cơ sở vi phạm, phạt vi phạm hành chính 3.167 cơ sở với tổng số tiền 7,5 tỷ đồng, nhắc nhở 2.814 cơ sở.

Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 1.020 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, hằng năm cung ứng ra thị trường 800.870 tấn sản phẩm thực phẩm các loại; 1.753 mô hình giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo ATTP; 184 chợ được chứng nhận hợp chuẩn; 454 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; 876 bếp ăn tập thể được công nhận đảm bảo ATTP; 254 xã được công nhận đạt tiêu chí ATTP. Đã hình thành 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung với diện tích 485,1 ha, vùng cây ăn quả với diện tích trên 1.000 ha được sản xuất theo quy trình VietGAP; các vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng cao với diện tích trên 11.000 ha, 5 vùng chăn nuôi lợn an toàn nông hộ với 1.140 hộ chăn nuôi; phát triển nhiều vùng sản xuất thực phẩm an toàn có lợi thế của tỉnh, như: chanh Tứ Quý, bưởi Vân Du, vịt Cổ Lũng, gà đồi, gà ri, lợn nuôi thảo dược, nước mắm Ba Làng,... Hoạt động kết nối sản xuất, kinh doanh đến tiêu thụ thực phẩm an toàn được đẩy mạnh, nhiều sản phẩm của tỉnh đã tìm được đầu ra ổn định, tiểu biểu như: Rau an toàn của xã Hoằng Hợp - Hoằng Hóa, thị trấn Thiệu Hóa; trứng gia cầm của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần; nước mắm Ba Làng - thị xã Nghi Sơn; thịt lợn an toàn của Công ty TNHH Thực phẩm sạch Đức Tần,... Nhiều chỉ tiêu về ATTP theo Nghị quyết số 04-NQ/TU đề ra đạt kết quả tích cực, như: tỷ lệ sản phẩm thực phẩm sản xuất, chế biến theo mô hình sản xuất lớn, tập trung đáp ứng quy định về ATTP đạt 100%; tỷ lệ bếp ăn tập thể đáp ứng quy định về điều kiện ATTP đạt 100%; tỷ lệ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về điều kiện ATTP đạt 84,6%; tỷ lệ sản phẩm thực phẩm nhập từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh được kiểm soát, đáp ứng các quy định về ATTP đạt 75%;...

Đồng chí Hà Văn Giáp, Phó Chánh Văn phòng Điều phối về VSATTP tỉnh Thanh Hóa cho biết: Có thể khẳng định qua thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết 04 đã rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là: Khi triển khai nghị quyết, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp là nhân tố hàng đầu quyết định tới hiệu quả của công tác đảm bảo VSATTP. Việc quán triệt sâu sắc, triển khai đầy đủ các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác đảm bảo VSATTP, trước hết là trong cấp ủy, cán bộ chủ chốt các cấp, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện kịp thời, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương. Cùng với đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về ATTP.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2020-2025; cùng với thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 04, cũng cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP. Tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đảm bảo ATTP theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy. Đồng thời tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn và xây dựng xã ATTP, trọng tâm là xây dựng và nhân rộng các mô hình: chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, giết mổ gia súc, gia cầm ATTP, chợ kinh doanh thực phẩm, cửa hàng kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP và xã đạt tiêu chí ATTP; đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, làng nghề thực phẩm. Tăng cường hoạt động khuyến khích phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn; giới thiệu quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh và Ủy ban MTTQ tỉnh về vận động và giám sát bảo đảm ATTP, đẩy mạnh các hoạt động truyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về VSATTP; tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động về bảo đảm VSATTP.

Bài và ảnh: Minh Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]