(Baothanhhoa.vn) - Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm là một trong những khâu quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ mang tính thời vụ, tự phát vẫn phổ biến, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Điều này đang đặt ra câu hỏi cần sớm có lời giải cho ngành chức năng và chính quyền một số địa phương về hiệu quả quản lý và kiểm soát.

Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đường còn dài! - Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong quản lý giết mổ gia súc, gia cầm

Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm là một trong những khâu quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ mang tính thời vụ, tự phát vẫn phổ biến, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Điều này đang đặt ra câu hỏi cần sớm có lời giải cho ngành chức năng và chính quyền một số địa phương về hiệu quả quản lý và kiểm soát.

Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đường còn dài! - Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong quản lý giết mổ gia súc, gia cầmSự nhếch nhác, mất vệ sinh luôn hiện hữu ở các điểm giết mổ gia cầm tại chợ dân sinh. Ảnh: P.V

Tin liên quan:
  • Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đường còn dài! - Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong quản lý giết mổ gia súc, gia cầm
    Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đường còn dài! - Nỗ lực xây dựng chuỗi ...

    Phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn là một trong các giải pháp hiệu quả nhằm kết nối cung cầu, thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản chất lượng. Có điều, lượng nông sản, thực phẩm được đưa vào chuỗi cung ứng hiện nay chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Làm thế nào để phát triển, mở rộng thêm các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn, nâng cao giá trị nông sản, cung ứng sản phẩm có chất lượng đến tay người tiêu dùng là vấn đề cần được quan tâm.

  • Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đường còn dài! - Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong quản lý giết mổ gia súc, gia cầm
    Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đường còn dài! - Ranh giới mong manh giữa ...

    Đạt chuẩn các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đưa Nghị quyết 04-NQ/TU vào đời sống. Song, trên thực tế triển khai, dường như đạt chuẩn rồi lệch chuẩn đang diễn ra phổ biến. Thực trạng này phản ánh phần nào sự buông lỏng trong quản lý và triển khai thực hiện tại các địa phương.

  • Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đường còn dài! - Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong quản lý giết mổ gia súc, gia cầm
    Nhìn từ Nghị quyết 04

    Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 04). Qua 5 năm thực hiện, Nghị quyết 04 đã tạo sự chuyển biến rõ nét về công tác bảo đảm VSATTP.

Từ những khó khăn, bất cập

Trên địa bàn huyện Quảng Xương hiện có 61 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có 5 cơ sở được Liffsap đầu tư nâng cấp với công suất 10 - 30 con/ngày đêm. Tuy nhiên các cơ sở này hoạt động còn hạn chế, không có nguồn cung nguyên liệu ổn định, thiếu hệ thống phân phối sản phẩm và hỗ trợ khâu chế biến sau giết mổ. Còn lại là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, hoạt động mang tính thời vụ và nằm rải rác trong các khu dân cư nên rất khó xác định được nguồn gốc, xuất xứ. Bà Phạm Thị Nhung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Xương, cho biết: Công tác quản lý các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, bởi lực lượng cán bộ thú y quá mỏng mà các điểm giết mổ lại nhiều (trung bình 2 - 3 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ/xã), trong khi thời gian giết mổ chủ yếu từ 3 - 5 giờ sáng. Mặt khác, việc hợp nhất chức danh dẫn đến có những cán bộ thú y không có chuyên môn cũng là một trong những bất cập trong kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Huyện cũng chưa hình thành được các chuỗi liên kết tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm gắn với việc xây dựng các vùng chăn nuôi đáp ứng điều kiện về an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học và giết mổ tập trung.

Tương tự, tại huyện Triệu Sơn hiện cũng mới có 76/100 cơ sở giết mổ đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Nói về nguyên nhân đạt thấp so với tỷ lệ chung toàn tỉnh, ông Nguyễn Đình Phương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Triệu Sơn, cho biết: Do địa bàn rộng, huyện chỉ có 2 cán bộ thú y trong biên chế, trong khi tổ giám sát cộng đồng ở các xã hầu hết kiêm nhiệm, chưa làm hết trách nhiệm, còn có sự nể nang, ngại va chạm. Trong khi các cơ sở giết mổ tự phát dù được nhắc nhở nhiều lần như họ khá “rắn mặt”. Để bắt quả tang, chúng tôi phải cử cán bộ phối hợp với chính quyền địa phương, trưởng thôn theo dõi trong nhiều ngày, từ 2 – 3 giờ sáng, nhằm xác định thời gian, địa điểm tập kết, lượng hàng giết mổ và đưa đi tiêu thụ. Sau khi có đầy đủ chứng cứ sẽ thành lập đoàn, ra thông báo kiểm tra, nhắc nhở, yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường, tiếng ồn, thời gian... Tuy nhiên, sau nhiều lần nhắc nhở rồi xử phạt, cũng chỉ có được một 2 hộ dừng việc giết mổ trong khu dân cư.

Không riêng gì Quảng Xương, Triệu Sơn mà hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đều có hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, thủ công, nằm rải rác trong các khu dân cư. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 1.483 cơ sở giết mổ hoạt động thì có tới 1.455 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ (trong đó 1.176 cơ sở giết mổ lợn, 143 cơ sở giết mổ gia cầm, 103 cơ sở giết mổ trâu bò, 33 cơ sở giết mổ hỗn hợp). Chỉ có 8 cơ sở giết mổ tập trung, 2 cơ sở giết mổ lợn sữa xuất khẩu và 1 Nhà máy giết mổ gia cầm VietAvis với công suất giết mổ 2.500 con/giờ. So với số dân khoảng 3,7 triệu người thì nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm là rất lớn. Bình quân mỗi ngày toàn tỉnh giết mổ, tiêu thụ khoảng 3.500 con lợn, 300 con trâu bò, 40.000 nghìn con gia cầm. Trong đó 50% lượng thịt gia súc, gia cầm cung cấp từ các cơ sở giết mổ được kiểm soát; 50% còn lại được giết mổ tại các hộ, điểm giết mổ nhỏ lẻ, nguồn thịt nhập khẩu và từ ngoại tỉnh nhập vào. Điều đáng nói là đa số các cơ sở giết mổ này không được UBND các huyện, thị xã, thành phố cấp phép hoạt động, không được kiểm soát giết mổ theo quy định. Đây chính nguồn lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, xong việc xóa bỏ triệt để các điểm giết mổ này vẫn gặp khó.

Cùng với đó, việc kêu gọi, thu hút xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm, môi trường tại các địa phương chưa có hiệu quả, gặp nhiều khó khăn, nhất là việc bố trí quỹ đất. Trong khi số ít các cơ sở giết mổ tập trung được đầu tư bài bản, như: cơ sở giết mổ Phú Sơn, TP Thanh Hóa; cơ sở giết mổ tập trung xã Định Long, huyện Yên Định; cơ sở giết mổ tập trung phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn; cơ sở giết mổ phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn; cơ sở giết mổ gia cầm Thành Vân, Thạch Thành; cơ sở giết mổ tập trung thị trấn Tân Phong, Quảng Xương... lại không cạnh tranh được với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nên khó duy trì hoạt động, hoạt động cầm chừng hoặc tạm đóng cửa.

Đến những nguyên nhân sâu xa

Theo ông Lương Xuân Vũ, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết: Nguyên nhân sâu xa để các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn “đất sống” là do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ còn chiếm tỷ lệ cao (63% tổng đàn gia súc, gia cầm); các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp, tập trung thủ công chưa nhiều; tập quán sử dụng “thịt nóng” trong tiêu dùng và trong chế biến còn phổ biến trong Nhân dân. Người tiêu dùng chưa có ý thức trong việc lựa chọn sản phẩm động vật đã được kiểm tra của cơ quan thú y, xuất phát từ các cơ sở giết mổ có uy tín hoặc nơi bày bán hợp vệ sinh. Việc lựa chọn mới chỉ thông qua hình thức bên ngoài, sự thuận tiện, giá cả, chưa quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sẵn sàng mua bán tại các chợ tạm, chợ cóc, quầy, gánh ven đường.

Cũng bởi thói quen tiêu dùng “thịt nóng” mà bà Nguyễn Thị Quý, ở phường Trường Thi, TP Thanh Hóa thường xuyên mua thịt lợn theo cảm quan và lời mời chào của người bán. Bà Quý cho biết: Đến hàng thịt “mục sở thị”, tận mắt thấy mỡ lợn có màu trắng bóng, sờ thịt thấy dẻo, ấn xuống có đàn hồi là mua. Với chị Lê Thị Lan ở phường Đông Cương, TP Thanh Hóa, do công việc bận rộn ít có thời gian đi chợ nên thường tranh thủ mua thịt tươi sống tại một chợ cóc trên đường đi làm. Riết rồi quen, trở thành khách “ruột”, chỉ cần nghe người bán gọi điện thông báo “hôm nay em làm con lợn sạch, thịt ngon, chị qua lấy nhé” là chị Lan đồng ý mua ngay.

Người tiêu dùng “dễ dãi” chấp nhận các sản phẩm sau giết mổ mà không cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ; trong khi công tác tuyên truyền tại các địa phương chưa thường xuyên, liên tục. Do vậy chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của toàn dân về việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn và tẩy chay thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đối với chủ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa nhận thức đúng về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ chạy theo lợi ích trước mắt để kiếm lời; chưa ủng hộ việc đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tập trung. Trong khi một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác quản lý các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và thu hút, kêu gọi các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa được thực hiện quyết liệt, triệt để, chưa mang tính răn đe. Số lượng chợ đầu mối buôn bán sản phẩm gia súc, gia cầm chưa đáp ứng nhu cầu, nên hiện tượng buôn bán, kinh doanh sản phẩm động vật không bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y ở các chợ cóc, chợ tạm vẫn chưa có “hồi kết”.

Lời giải cho bài toán khó

Ngày 25-5-2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND về quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Ngày 16-6-2021, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch số 145/KH-UBND nhằm quản lý chặt chẽ các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2021. Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trực tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện; thành lập đội kiểm tra lưu động quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm; tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, yêu cầu các cơ sở giết mổ ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm... Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến nay 100% số cơ sở giết mổ thực hiện ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; toàn tỉnh đã xây dựng được 1.416/1.483 mô hình giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ đầu năm 2021 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành đã thực hiện kiểm tra 18 xã và 23 cơ sở giết mổ của 11 huyện về công tác quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm. Đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng phát hiện, xử lý tiêu hủy 240 con lợn thịt mắc bệnh truyền nhiễm. Lập kế hoạch kiểm tra lấy mẫu tại 32 cơ sở giết mổ và 20 chợ kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tại một số huyện trên đia bàn tỉnh...

Để hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm được quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn, cần tổ chức hệ thống giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi; tiếp tục xây dựng chuỗi liên kết giữa các cơ sở giết mổ với hộ chăn nuôi quy mô lớn để tạo liên kết từ chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường; triển khai kế hoạch, vận động đưa các điểm, hộ, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn. Ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi gắn với xây dựng nhà máy giết mổ, sơ chế, chế biến, chế biến sâu theo chuỗi liên kết giá trị.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố cần kiên quyết xóa bỏ các cơ sở giết mổ không đủ điều kiện vệ sinh thú y, chưa có giấy phép theo quy định. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, từng bước thay đổi tập quán tiêu dùng của người dân cho phù hợp với nếp sống văn minh, hiện đại thông qua việc cải tạo, nâng cấp các chợ đầu mối thực phẩm và phát triển hệ thống cửa hàng, siêu thị chuyên kinh doanh thực phẩm.

Nhóm PV Phòng VHXH

Bài cuối: Giải pháp cho chất lượng.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]