(Baothanhhoa.vn) - Tiêm chủng nhằm nâng cao hệ miễn dịch, giảm nhẹ các triệu chứng khi mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe của trẻ trong tương lai. Nhận thức được điều này, những năm qua, để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, ngành y tế Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao chất lượng tiêm chủng. Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của tiêm chủng đối với trẻ.

Tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ từ việc tiêm chủng

Tiêm chủng nhằm nâng cao hệ miễn dịch, giảm nhẹ các triệu chứng khi mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe của trẻ trong tương lai. Nhận thức được điều này, những năm qua, để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, ngành y tế Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao chất lượng tiêm chủng. Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của tiêm chủng đối với trẻ.

Tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ từ việc tiêm chủng

Trẻ tiêm/uống vắc-xin tại Phòng tư vấn và tiêm chủng vắc-xin Thanh Hóa 36 Care.

Khảo sát thực tế tại các trung tâm tiêm chủng, chúng tôi ghi nhận phần lớn các bà mẹ đã hiểu và nắm được lịch tiêm phòng quan trọng cho trẻ theo từng giai đoạn dưới 1 tuổi, trên 1 tuổi và các mũi tiêm nhắc lại như: viêm gan B sơ sinh, viêm não Nhật Bản... Chị Nguyễn Thị Hương, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) chia sẻ, ngoài chăm sóc, đảm bảo chất dinh dưỡng cho con, chị luôn theo dõi lịch tiêm chủng hàng tháng để con được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc-xin. Nhờ đó, cháu phát triển khỏe mạnh, ít ốm đau, phòng được các bệnh truyền nhiễm theo mùa.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thông qua chương trình tiêm chủng mở rộng, trung bình mỗi năm có hàng nghìn liều vắc-xin được tiêm miễn phí cho trẻ em để phòng bệnh và những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib, viêm não Nhật Bản, bại liệt, sởi - rubella. Trong 7 tháng năm 2022, có 23.383 trẻ sơ sinh được tiêm viêm gan B trước 24 giờ; 28.318 trẻ dưới 1 tuổi tiêm vắc-xin 5 trong 1; 27.578 trẻ dưới 1 tuổi được tiêm OPV; 63.473 trẻ 18 tháng tuổi tiêm vắc-xin sởi - rubella; 65.949 trẻ tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản... Ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng, có hàng nghìn trẻ được tiêm vắc-xin phòng bệnh từ hình thức tiêm chủng dịch vụ.

Để trẻ được tiêm đúng, tiêm đủ số mũi vắc-xin, ngành y tế đã phối hợp cùng các ngành, đoàn thể, địa phương triển khai các chiến dịch tiêm, uống vắc-xin; đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm chủng đối với trẻ. Đồng thời, ngành y tế chỉ đạo các đơn vị tăng cường rà soát và tổng hợp đối tượng tiêm chưa đủ mũi hoặc chưa tiêm chủng, tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung theo định kỳ hàng quý đảm bảo tiến độ, kế hoạch, chỉ tiêu. Bên cạnh đó, cung ứng vắc-xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn, trang thiết bị vật tư, dây chuyền lạnh cho tuyến huyện. Tiếp tục tập huấn cho đội ngũ cán bộ cơ sở về chuyên môn kỹ thuật, quy trình tiêm và quản lý chương trình. Tổ chức các lớp tập huấn về an toàn trong tiêm chủng, đặc biệt là an toàn trong tiêm phòng COVID-19 cho nhân viên y tế thuộc các trung tâm y tế, bệnh viện và các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

Nhờ đó, tất cả phòng tiêm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các trạm y tế đều đã thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm chủng an toàn, như đón tiếp, tư vấn, khám sàng lọc, tiêm chủng và theo dõi sau tiêm. Tại các buổi tiêm, nhân viên y tế đã tư vấn, hướng dẫn cách theo dõi chăm sóc trẻ tại nhà. Cùng với triển khai tiêm phòng thường xuyên, các trạm y tế đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc tiêm phòng cho trẻ. Đồng thời, cán bộ y tế lập danh sách, theo dõi các gia đình có con nhỏ, nhắn tin hoặc thông báo trực tiếp lịch tiêm và theo dõi trẻ sau khi tiêm; trong ngày tiêm chủng nhân viên trạm y tế tư vấn cách chăm sóc, dinh dưỡng cho trẻ sau khi tiêm và hẹn lịch tiêm tiếp theo.

Theo các y, bác sĩ tư vấn, tiêm chủng là cách bảo vệ trẻ trước nhiều loại bệnh, dịch, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Có khoảng 85 - 95% người được tiêm chủng đủ số mũi tiêm sẽ tự sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Lợi ích là vậy, tuy nhiên, trong thời gian gần đây do tác động của dịch COVID-19, việc tiêm chủng của trẻ ở nhiều nơi, nhiều thời điểm bị gián đoạn, nhất là đối với những trẻ tiêm mũi nhắc lại, khoảng cách mũi tiêm thường bị kéo dài hơn. Nhiều phụ huynh chia sẻ, sau khi nhiễm COVID-19, bé thường ốm vặt nên khoảng cách các mũi tiêm thường bị kéo dài. Nhiều người thì có tâm lý ngại cho bé tiêm, bởi mỗi lần tiêm về bé có biểu hiện mệt mỏi...

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, tiêm vắc-xin là một trong những cách tốt nhất để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của trẻ và bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng. Do đó, ngành y tế của tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, lợi ích của tiêm chủng. Tăng cường tổ chức tập huấn hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng, thực hiện quản lý đối tượng trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tiêm chủng...

Bài và ảnh: Quỳnh Chi


Bài và ảnh: Quỳnh Chi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]