(Baothanhhoa.vn) - Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa vừa tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu chế tạo giường bệnh đa chức năng hỗ trợ bệnh nhân liệt vận động, cứng khớp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh” do Trường Đại học chủ trì, PGS.TS. Lê Viết Báu làm chủ nhiệm đề tài.

Cơ hội mới cho bệnh nhân liệt vận động, cứng khớp với giường bệnh đa năng HD1

Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa vừa tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu chế tạo giường bệnh đa chức năng hỗ trợ bệnh nhân liệt vận động, cứng khớp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh” do Trường Đại học chủ trì, PGS.TS. Lê Viết Báu làm chủ nhiệm đề tài.

Cơ hội mới cho bệnh nhân liệt vận động, cứng khớp với giường bệnh đa năng HD1

Thử nghiệm giường bệnh tại Bệnh viện đa khoa Hàm Rồng.

Theo số liệu thống kê, từ năm 1990 đến 2017, hàng năm, trên thế giới có từ 140 đến 161/100.000 dân bị đột quỵ; 69 triệu người bị chấn thương sọ não, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, cao nhất ở Châu Phi và Đông Nam Á (56%). Các nghiên cứu thông kê của các nhóm tác giả khác nhau cho thấy tổn thương tủy sống cũng chiếm tỉ lệ từ 8-246 ca/triệu dân tùy từng khu vực. Những bệnh nhân đột quỵ não, chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống thường phải nằm điều trị dài ngày dẫn đến những thương tật thứ cấp như loét do đè ép, teo cơ, cứng khớp, loãng xương…

Ở Việt Nam chưa có số liệu quốc gia về đột quỵ não, chấn thương não, chấn thương tủy sống, loét do đè ép, các di chứng do nằm viện kéo dài cũng như các chi phí chữa trị cho những mặt bệnh này. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, ước tính mỗi năm có hơn 200.000 người mắc đột quỵ, 800.000 người mắc chấn thương não và trên 3000 người tổn thương tủy sống. Đa phần những bệnh nhân này đều khuyết tật nặng nề, nhiều biến chứng và thương tật thứ cấp như loét, teo cơ, hạn chế tầm vận động khớp, loãng xương...; các thương tật thứ cấp này làm trì hoãn mục tiêu phục hồi chức năng, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và là nguyên nhân gây tàn phế thậm chí là tử vong.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là phương pháp được tiến hành sớm ngay từ khi bị bệnh nhằm giảm thiểu hình thành các thương tật thứ cấp, giúp người bệnh duy trì và phục hồi tối đa các chức năng vận động và sinh hoạt, giúp họ có thể sống độc lập, nâng cao chất lượng sống thậm chí có thể quay lại học tập hay làm việc được.

Trong vật lý trị liệu thì vận động trị liệu là hết sức quan trọng, làm giảm thiểu hình thành các vết loét tỳ đè, viêm phổi do nằm lâu, tạo thuận lợi cho đường tiêu hóa và tiết niệu tránh nhiễm trùng tiểu và táo bón; đối với hệ cơ xương khớp, tập vận động giúp duy trì tầm vận động khớp, độ dài của bắp cơ, tránh teo và co rút các bắp cơ, tránh cứng khớp và loãng xương ở những người bệnh phải nằm điều trị kéo dài. Đối với người bệnh nằm liệt giường, việc lăn trở phòng loét phải được tiến hành đều đặn 2-3 giờ mỗi lần, mỗi lần lăn trở phải kết hợp xoa bóp các vùng tỳ đè, vỗ rung lồng ngực, xoa bóp hướng tâm kết hợp tập một vài động tác vận động cho các chi thể để phòng tránh ứ trệ tuần hoàn hình thành huyết khối ở tĩnh mạch sâu của các chi đặc biệt là hai chi dưới. Những công việc này chủ yếu được thực hiện bằng tay bởi các kỹ thuật viên vật lý trị liệu và điều dưỡng chăm sóc. Tuy nhiên do điều kiện về nhân lực còn hạn chế dẫn đến việc lăm trở và tập luyện cho người bệnh chưa được thực hiện một cách đầy đủ như yêu cầu của việc điều trị dẫn đến nhiều bệnh nhân vẫn bị loét, teo cơ, cứng khớp, hình thành di chứng xấu, cản trở sự phục hồi của người bệnh;

Để hỗ trợ cho việc chăm sóc và phục hồi chức năng cho những bệnh nhân nói trên, hiện nay nhiều loại giường bệnh và thiết bị phục hồi chức năng đã được nghiên cứu chế tạo và đã có mặt trên thị trường với nhiều chủng loại, mẫu mã. Tuy vậy, những loại giường và thiết bị phục hồi chức năng này cũng có một số hạn chế như chưa tích hợp các chức năng của chiếc giường với các thiết bị tập phục hồi chức năng. Đặc biệt là giá thành quá cao, không phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.

Với thực tế như vậy, nhóm nghiên cứu do PGS.TS Lê Viết Báu - Chủ tịch Hội đồng trường, trường Đại học Hồng Đức đã mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu chế tạo giường bệnh đa chức năng hỗ trợ bệnh nhân liệt vận động, cứng khớp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh”. Sau hơn 2 năm nghiên cứu chế tạo, giường đa năng HD1 đã ra đời và được Hội đồng nghiệm thu đánh giá hoàn thành xuất sắc.

Cơ hội mới cho bệnh nhân liệt vận động, cứng khớp với giường bệnh đa năng HD1

PGS.TS Lê Viết Báu báo cáo kết quả nghiên cứu.

Với 4 chức năng: Điều chỉnh tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng sang hai bên, nửa nằm, nửa ngồi và ngồi dậy; tập vận động các khớp chi dưới đề phòng cứng khớp, teo cơ, loãng xương và huyết khối tĩnh mạnh; kéo giãn cột sống thắt lưng bằng chính trọng lượng của chính người bệnh để điều trị đau thắt lưng; di chuyển theo điều khiển của nhân viên y tế, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. Ngoài ra, giường có thể được cài đặt và điều khiển thông qua điện thoại thông minh giúp quá trình hoạt động của giường hoàn toàn tự động tập các khớp chi dưới và lật nghiêng người theo thời gian thực.

PGS.TS Lê Viết Báu cho biết: Trong quá trình quan sát và trực tiếp chăm sóc người nhà nằm điều trị lâu dài, tình trạng loét do tì đè rất dễ xảy ra. Để có thể tránh được tình trạng này, bệnh nhân rất cần được lật trở thường xuyên và massage vùng tì đè. Với việc chăm sóc như vậy, rất khó khăn cho người chăm sóc vì phải lăn trở thường xuyên cho bệnh nhân. Đây là động lực chính để PGS.TS Lê Viết Báu quyết tâm nghiên cứu chế tạo giường bệnh giúp cho bệnh nhân có cuộc sống và điều trị tốt hơn.

Đánh giá ý nghĩa của giường bệnh, TS. Phạm Phước Sung, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến, Phó trưởng khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho rằng HD1 đã vượt ra ngoài cả tên, mục đích nghiên cứu của đề tài cùng như ý tưởng của tác giả. Có thể nói chiếc giường này giải quyết được rất nhiều vấn đề, đặc biệt là với các bệnh nhân đột quỵ.

Để tránh loét do tì đè, giường có thể tự động thay đổi các tư thế nằm ngửa, nghiêng sang 2 bên một cách rất thuận tiện. Hơn nữa là chức năng lật trở người theo nguyên tắc rất tự nhiên, khác với việc lật trở người của các giường hiện có trên thị trường. Đây chính là điểm hết sức khác biệt của giường.

Để tập vận động, sau khi được cài đặt thời gian, tốc độ (cường độ) tập, giường sẽ tự động tập các khớp cổ, các khớp chi dưới hoàn toàn tự động giúp cho người bệnh được tập phục hồi chức năng, chống cứng khớp.

Đánh giá tính mới của giường bệnh, ThS. Đinh Chí Bình, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Vật tư Y tế Thanh Hóa cho biết: Loại giường như thế chưa hề có mặt trên thị trường cả trong và ngoài nước. Đây là điều rất đáng tự hào cho trường Đại học Hồng Đức khi có sản phẩm nghiên cứu vừa mới nhưng rất có ý nghĩa thực tiễn. Với tư cách là đơn vị đặt hàng, Công ty sẽ tiếp tục cùng với Trường Đại học Hồng Đức hoàn thiện sản phẩm để sớm thương mại hóa.

TS. Nguyễn Ngọc Túy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc kết quả của nhóm nghiên cứu và ý nghĩa khoa học và xã hội của đề tài. Ông đề nghị nhóm lưu ý đến Kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để sản phẩm giường đa năng HD1 sớm có mặt trên thị trường. Điều này rất có ý nghĩa cho bệnh nhân, người chăm sóc.

Hiện sản phẩm đã được một số cá nhân đặt hàng theo yêu cầu riêng. Ngoài ra, nghiên cứu đã có thể sẵn sàng chuyển giao để đưa vào sản xuất, cung cấp cho người sử dụng.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

1 bình luận

 Ngọc Thông - 10:29 08/02/21

 Trả lời

Chúc mừng ông bạn !

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]