(Baothanhhoa.vn) - Thị xã Nghi Sơn có 13/15 xã thực hiện XDNTM, trừ 2 xã Hải Yến và Hải Hà đang di dân để giải phóng mặt bằng. Đến nay, thị xã đã có 7 xã được công nhận đạt chuẩn NTM là: Anh Sơn, Ngọc Lĩnh, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Định Hải, Hải Nhân, Các Sơn. Hướng đến mục tiêu có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2025, thị xã đang nỗ lực huy động nguồn lực, tích cực vận động, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của Nhân dân để về đích các mục tiêu.

Xây dựng nông thôn mới ở thị xã Nghi Sơn

Thị xã Nghi Sơn có 13/15 xã thực hiện XDNTM, trừ 2 xã Hải Yến và Hải Hà đang di dân để giải phóng mặt bằng. Đến nay, thị xã đã có 7 xã được công nhận đạt chuẩn NTM là: Anh Sơn, Ngọc Lĩnh, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Định Hải, Hải Nhân, Các Sơn. Hướng đến mục tiêu có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2025, thị xã đang nỗ lực huy động nguồn lực, tích cực vận động, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của Nhân dân để về đích các mục tiêu.

Xây dựng nông thôn mới ở thị xã Nghi SơnNhờ hiến đất, mở rộng đường nên tuyến đường từ Quốc lộ 1A đi Kênh Nam qua địa bàn xã Hải Nhân được mở rộng thành 9m.

Trong năm 2023, thị xã Nghi Sơn đã huy động nguồn lực gần 73 tỷ đồng cho nhiệm vụ XDNTM; trong đó nguồn vốn ngân sách các cấp hỗ trợ 38,9 tỷ đồng; Nhân dân đóng góp gần 22 tỷ đồng và vốn lồng ghép gần 12 tỷ đồng. Với các nguồn lực này, thị xã đã triển khai đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng như nâng cấp và làm mới hơn 7km đường trục xã; cải tạo, nâng cấp 9,4km, làm mới 2km đường liên thôn; bê tông hóa 4,62km đường làng, ngõ xóm; xây dựng 6,16km đường nội đồng; xây dựng 8km đường kênh mương nội đồng; 1 trạm biến áp; cải tạo, xây mới nhiều phòng học các cấp, nhà văn hóa.

Cùng với các nguồn lực được huy động, các tiêu chí về giáo dục, y tế, phát triển sản xuất, thu nhập bình quân đầu người, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động nông thôn, văn hóa, môi trường, xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội đều có những chuyển biến tích cực. Các cơ sở sản xuất có công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn đạt tiêu chuẩn môi trường từng bước được nâng cao. Đặc biệt, tiêu chí thu nhập đầu người toàn thị xã đạt 64 triệu đồng/năm, vượt kế hoạch đề ra.

Phong trào XDNTM đã lan tỏa, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Được biết, trong năm 2023 cùng với công tác vận động của chính quyền, Nhân dân thị xã đã tham gia hiến đất với 3.770m2. Điển hình như tại xã Hải Nhân, với mục tiêu về đích NTM nâng cao vào năm 2024, cấp ủy, chính quyền xã Hải Nhân đã và đang tập trung chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đặc biệt là tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân hiến đất mở đường.

Những ngày cuối năm 2023, khi xã Hải Nhân đang triển khai thi công tuyến đường từ Quốc lộ 1A đi Kênh Nam có chiều dài 1,75km, nhiều hộ gia đình đã hiến từ 30m2 đến 60m2 đất, phá dỡ nhiều tường rào, cây cối, vật kiến trúc để mở rộng đường. 70 hộ gia đình tham gia hiến đất, làm đường với tổng diện tích 967m2 đã tạo thuận lợi trong việc thi công tuyến 1 của tuyến đường này.

Theo đại diện lãnh đạo UBND thị xã Nghi Sơn, trong năm 2024 thị xã đang phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM gồm: Tân Trường, Trường Lâm và Phú Lâm, đưa lũy kế số xã đạt chuẩn NTM lên con số 10/13 và có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là xã Hải Nhân. Các xã còn lại như Tùng Lâm, Phú Sơn và xã đảo Nghi Sơn phấn đấu tăng ít nhất 2 tiêu chí trong năm 2024 để đạt chuẩn NTM vào năm 2025.

Cùng với đó, địa phương cũng phấn đấu có thêm 20 thôn đạt chuẩn NTM, NTM kiểu mẫu. Trong đó, xã Phú Lâm có 2 thôn là thôn Hợp Nhất và Văn Sơn; xã Các Sơn có 2 thôn là Song và Quế Lam; xã Anh Sơn có 2 thôn là Kiếu và Yên Tôn; xã Hải Nhân có 2 thôn là Đồng Tâm và Thượng Nam; xã Tùng Lâm có 2 thôn là Thế Vinh và Trường Sơn 2; xã Nghi Sơn có 2 thôn là Bắc Sơn và Nam Sơn; xã Phú Sơn có 2 thôn là Trung Sơn và Nam Sơn; xã Thanh Sơn có 2 thôn là Xuân Sơn và Trung Sơn; xã Định Hải có thôn Hồng Phong; xã Ngọc Lĩnh có thôn 9; xã Tân Trường có thôn 6 và thôn 7.

Để đạt được mục tiêu đề ra, thị xã đang tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia từ thị xã đến các xã; phân công cụ thể, gắn trách nhiệm cho các thành viên phụ trách. UBND thị xã giao Phòng Kinh tế chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch XDNTM, NTM nâng cao và phát triển sản xuất nông nghiệp, sản phẩm OCOP trên địa bàn thị xã và các cơ chế hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp và XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024 một cách hiệu quả.

Phát huy vai trò của công tác thông tin, tuyên truyền, thị xã cũng sẽ chú trọng việc đổi mới, đa dạng cách tuyên truyền, tạo đồng thuận trong XDNTM bằng nhiều hình thức, trọng tâm là thông tin, tuyên truyền về những kết quả đạt được trong XDNTM; các chủ trương, cơ chế, chính sách, hỗ trợ mới trong XDNTM, NTM nâng cao; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, những điển hình, cách làm hay, cách làm sáng tạo trong XDNTM, như hiến đất mở rộng đường giao thông; xã hội hóa kinh phí đầu tư cơ sở vật chất; trồng cây xanh, vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm xây dựng khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn.

Cùng với đó, địa phương tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp; tập trung phát triển đưa Chương trình OCOP đi vào chiều sâu để nâng cao đời sống cho người dân và XDNTM bền vững; quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh và sáng tạo, phát triển; nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa các hình thức vận động xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực xã hội hóa từ đóng góp của Nhân dân, doanh nghiệp, con em xa quê trong XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Bài và ảnh: Bách Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]