(Baothanhhoa.vn) - Huyện Vĩnh Lộc đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, trọng tâm là tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, trung tâm để phục vụ.

Vĩnh Lộc cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Huyện Vĩnh Lộc đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, trọng tâm là tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, trung tâm để phục vụ.

Vĩnh Lộc cải cách hành chính gắn với chuyển đổi sốNgười dân đến thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa UBND thị trấn Vĩnh Lộc.

Theo đó, huyện ưu tiên tập trung phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ và tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử và hình thành các công dân số. Huyện đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá sự hài lòng của người dân tại bộ phận một cửa của huyện và của UBND xã, thị trấn trên địa bàn, đồng thời chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Là 1 trong 3 đơn vị làm điểm về chuyển đổi số, thị trấn Vĩnh Lộc đã tập trung cao cho công tác CCHC gắn với chuyển đổi số, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chủ tịch UBND thị trấn Trịnh Trọng Trung, cho biết: "Cùng với quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ phục vụ công tác CCHC, thị trấn yêu cầu các cán bộ, công chức thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức về công nghệ nhằm theo kịp tiến trình chuyển đổi số. Thị trấn đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng tại 100% tổ dân phố, trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, dịch vụ hành chính công, thanh toán không dùng tiền mặt... Thành lập các nhóm zalo, facbook ở từng lĩnh vực phụ trách để chủ động trong việc chỉ đạo, điều hành, thông tin và thống nhất trong triển khai thực hiện, nhất là những văn bản chỉ đạo đột xuất đều được gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc nhắn tin qua các nhóm zalo, facebook để cán bộ, công chức thị trấn, đội ngũ cán bộ bán chuyên trách ở cơ sở kịp thời nắm bắt, triển khai thực hiện. UBND thị trấn đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản thông qua các ứng dụng dùng chung iOffice, xử lý văn bản, ý kiến chỉ đạo trên hệ thống và ký số. Qua đánh giá, thẩm định chỉ số CCHC của UBND cấp xã năm 2023 của huyện Vĩnh Lộc, UBND thị trấn đạt 91/100 điểm – là đơn vị có số điểm đánh giá đứng đầu huyện".

Hiện tất cả các phòng, ban, đơn vị và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được trang bị máy tính, mạng LAN, kết nối internet băng thông rộng cố định để phục vụ công tác chuyên môn. Mạng truyền số liệu chuyên dùng các cơ quan Đảng, Nhà nước được kết nối, sử dụng tại các phòng, ban, ngành và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn. Tại bộ phận “một cửa” của huyện cũng như ở các xã, thị trấn, ngoài việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính (TTHC) còn được đầu tư máy tính chuyên dụng để người dân tiện tra cứu TTHC và giao dịch trực tuyến. Để góp phần hình thành các công dân số, huyện Vĩnh Lộc đã thành lập 111 tổ công nghệ số cộng đồng với các thành viên là bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ dân phố, đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt các dịch vụ số.

Theo chị Trịnh Thị Hương, công chức tư pháp – hộ tịch xã Minh Tâm, thì đây là thuận lợi lớn để tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giúp cán bộ, công chức không phải nhập số liệu, hồ sơ nhiều lần vào hệ thống, qua đó giảm thời gian, chi phí, tăng năng suất lao động. Việc thực hiện liên thông TTHC đã góp phần đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí đi lại cho người dân, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn hoặc yêu cầu các thông tin không cần thiết, không đúng quy định, tăng sự hài lòng của người dân, tổ chức.

Đến nay, 100% lãnh đạo UBND cấp xã đã sử dụng thành thạo chữ ký số và các phần mềm công nghệ thông tin; 100% văn bản điện tử gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính Nhà nước từ cấp huyện đến cấp xã được ký số thay thế văn bản giấy (trừ văn bản bí mật và các văn bản khó số hóa). Các cơ quan hành chính Nhà nước từ huyện đến xã đã sử dụng hiệu quả Hệ thống Quản lý văn bản điều hành, tạo thành hệ thống liên thông trong việc gửi, nhận và xử lý văn bản điện tử trên địa bàn huyện. Nhờ đó, tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử ký số của UBND huyện đạt 100%, của UBND cấp xã đạt trên 99%.

Bài và ảnh: Phan Nga



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]