(Baothanhhoa.vn) - Xử ca (Bàn thờ) của người dân tộc Mông là tờ giấy bản được người phụ nữ trong nhà làm thủ công. Người Mông ở miền tây Thanh Hóa thay xử ca vào ngày cuối cùng của năm cũ. Với người Mông, họ quan niệm, loại giấy do chính bàn tay mình làm ra để dùng vào các dịp lễ, Tết sẽ mang lại may mắn cho gia đình, dòng tộc.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Xử ca (Bàn thờ) của người dân tộc Mông là tờ giấy bản được người phụ nữ trong nhà làm thủ công. Người Mông ở miền tây Thanh Hóa thay xử ca vào ngày cuối cùng của năm cũ. Với người Mông, họ quan niệm, loại giấy do chính bàn tay mình làm ra để dùng vào các dịp lễ, Tết sẽ mang lại may mắn cho gia đình, dòng tộc.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Những ngày đầu tháng Chạp rét mướt, chúng tôi có dịp về với đồng bào dân tộc Mông ở các huyện vùng cao Quan Sơn, Mường Lát, Quan hóa… tỉnh Thanh Hóa, nghe họ kể lại nhiều phong tục tập quán đặc sắc, độc đáo vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay. Một trong những nét văn hóa ấy là phong tục làm giấy bản chuẩn bị đón năm mới.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Giấy làm bàn thờ của người Mông có nhiều tên gọi tùy theo từng vùng. Đồng bào Mông ở miền tây Thanh Hóa gọi là giấy bản. Làm giấy bản không có công thức chung, nhưng để đẹp thì mỗi gia đình sẽ giữ bí kíp riêng.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Dù có khác nhau đôi chút, nguyên liệu chính đều được lấy từ thân cây giang hoặc các loại cây họ tre luồng mọc rải rác trên sườn đồi. Ngoài ra, một thành phần không thể thiếu để tạo chất kết dính là vỏ của các loài cây chứa nhớt.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Người Mông thường làm giấy vào thời gian nông nhàn, thời tiết khô ráo, trời nắng mới phơi được giấy, giấy mới trắng và đẹp.Việc làm giấy chủ yếu do người phụ nữ đảm nhiệm.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Dụng cụ làm giấy rất đơn giản, là 1 cái khuôn để tráng giấy, khuôn được làm bằng vải căng trên 1 cái khung bằng tre hoặc gỗ, mặt khuôn bằng vải bông, có độ thoáng, kích cỡ tùy thuộc vào ý định của gia chủ, thường là 60 x 1,2m. Ngoài ra còn có 1 nồi nấu nguyên liệu để làm giấy, 1 cục kê và thanh gỗ để đập giấy, 1 chậu đựng nước pha bột giấy.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Người Mông thường chọn những thân cây giang, cây nứa đẹp nhất (thường là cây bánh tẻ) về để làm giấy. Việc chọn nguyên liệu quyết định đến 80% chất lượng giấy bản. Giang, nứa hoặc vầu phải tìm được những cây óng xanh, không bị sâu.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Khi chặt về chặt thành từng đoạn rồi ninh kỹ khoảng 10-15 tiếng. Trong quá trình nấu thỉnh thoảng đảo lên cho một ít tro bếp vào có tác dụng làm cho nguyên liệu nhanh nhừ và chất tẩy tạo cho giấy trắng, mịn.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Nguyên liệu sau khi được nấu xong, tiếp đó ủ giang trong 2-3 ngày rồi đem ra giã nhuyễn. Lúc giã và lọc để lấy hỗn hợp làm giấy phải thật đều tay cho mịn các sợi.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Sau khi ninh, giã nhuyễn cây giang, người Mông cho nước vào khuấy lên rồi lấy vải màn lọc lấy bột mịn để làm giấy.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Bột giấy được lọc theo kinh nghiệm của người làm, nếu lọc sơ sài thì chất lượng giấy không mịn, còn lọc kỹ quá thì độ kết dính sẽ giảm, ảnh hưởng đến độ bền của giấy.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Sau khi lọc, bột làm giấy được quấy kỹ, cho nhiều nước để làm loãng, dùng một cái muôi múc nước bột tưới lên mặt khuôn, tưới xong một lượt nếu chưa đều phải lấy thìa nhỏ tưới vào những chỗ chưa có. Khuôn tráng giấy được kê lên cao để cho thoáng, thoát nước nhanh. Trong quá trình tưới, nước chảy hết, trên mặt khuôn đọng lại lớp bột và tơ mịn của nguyên liệu, khi tráng xong đem giấy ra phơi.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Việc giấy có chất liệu đẹp hay xấu còn tùy thuộc vào thời tiết có được ánh nắng hay không. Thông thường, nếu như trời nắng thì chỉ cần phơi 5-6 tiếng thì giấy sẽ khô và cất giữ được vào nhà.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Giấy bản ngoài việc được sử dụng làm xử ca (bàn thờ) mới vào ngày Tết, còn được dùng trong nhiều nghi lễ quan trọng như cúng tế, đám ma, đám cưới... Nó như một vật tế có ý nghĩa gắn kết giữa người sống và tổ tiên, trong các nghi thức lễ tế người Mông họ cắt giấy thành những hình nhân, hoa lá, cỏ cây cầu mong cho gia đình chủ khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi. Mỗi gia đình người Mông có một góc thờ, chỉ dán một tờ giấy lên vách giá phía sau đối diện với cửa chính đánh dấu góc thờ nhưng rất đỗi linh thiêng.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Hiện nay, đời sống vật chất người dân ở địa phương vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng người Mông rất đề cao truyền thống văn hóa của dân tộc mình, bà con quan niệm, ngày Tết, có thể thiếu thịt cá, hay quần áo mới, nhưng không thể thiếu giấy bản thờ cúng tổ tiên. Để giữ gìn truyền thống ý nghĩa này, chính quyền địa phương cũng tuyên truyền và khuyến khích người dân lưu giữ và phát triển phong tục của dân tộc.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]