(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm gần đây việc khai thác sản phẩm đặc sản phục vụ khách du lịch là một trong những mục tiêu quan trọng, góp phần định vị thương hiệu du lịch xứ Thanh. Do đó các hoạt động quảng bá, giới thiệu đặc sản đến khách du lịch ngày càng được chú trọng.

Đưa các sản phẩm đặc sản xứ Thanh đến gần hơn với du khách

Trong những năm gần đây việc khai thác sản phẩm đặc sản phục vụ khách du lịch là một trong những mục tiêu quan trọng, góp phần định vị thương hiệu du lịch xứ Thanh. Do đó các hoạt động quảng bá, giới thiệu đặc sản đến khách du lịch ngày càng được chú trọng.

Đưa các sản phẩm đặc sản xứ Thanh đến gần hơn với du kháchNem chua Thanh Hóa được quảng bá, giới thiệu đến du khách tại Hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội.

Nhắc đến Thanh Hóa, hương vị phải kể đến đầu tiên là món đặc sản nem chua. Nem chua Thanh Hóa có vị riêng mà không vùng nào có được. Để có được món nem này là cả một quá trình thao tác hoàn hảo, tuân thủ theo một nguyên tắc chặt chẽ từ khâu lựa chọn nguyên liệu thịt, bì và các loại gia vị... đến khâu chế biến, để khi bóc lá chuối ra quả nem có màu hồng, bên ngoài điểm vài cọng đinh lăng, một lát tỏi, ớt. Khi ăn, du khách sẽ nhận ra ngay mùi thơm của thịt, hạt tiêu, thính, giòn giòn của bì đã được thái sợi nhỏ.

Thanh Hóa còn là vùng đất trứ danh của nhiều loại bánh ngon, trong đó bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân). Với những nguyên liệu đơn giản cộng với bí quyết gia truyền sẽ cho ra lò một thứ bánh vừa thơm ngon, béo ngậy vừa đậm đà hương vị quê hương. Bánh gai Tứ Trụ từ lâu đã làm hài lòng du khách thập phương, trở thành món quà không thể thiếu với những ai đã từng một lần đến với xứ Thanh hay trở về với Khu Di tích lịch sử Lam Kinh.

Cùng với đó, ở xứ Thanh còn có món quà dân dã - chè lam Phủ Quảng. Món ăn này đã có từ rất lâu và được lòng du khách gần xa khi về với vùng đất Tây Đô (Vĩnh Lộc). Chỉ với bột nếp, lạc rang, nước gừng, mạch nha, mật mía kết hợp với nguồn nước đặc biệt ở Tây Đô, người dân nơi đây đã cho ra đời một thứ chè lam vừa giòn, vừa thơm mùi lúa nếp, vị béo của lạc, vị cay của gừng, ngọt của mật... Dưới tiết trời hơi se lạnh như hiện nay, cho miếng chè lam vào miệng, chè sẽ tan dần, mang theo vị thơm ngọt làm nóng bừng cơ thể.

Gần đây, trên mảnh đất xứ Thanh đã có nhiều sản phẩm đặc sản khác như nước mắm, mắm tôm, mắm tép Lê Gia (Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia); rượu Chi Nê (Công ty CP Thương mại Hậu Lộc); bánh gai Lâm Thắm (cơ sở sản xuất bánh gai Lâm Thắm); tinh dầu sả chanh (Công ty TNHH Sản xuất thương mại tinh dầu Minh Hồng); rượu sâm báo (cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu An Tâm); kẹo lạc, kẹo gạo lức Đức Giang (Công ty TNHH Đức Giang); đông trùng hạ thảo tươi Đăng Khoa (hộ sản xuất, kinh doanh Đăng Khoa)... đã được công nhận là sản phẩm OCOP, được bày bán và giới thiệu ở nhiều khu, điểm du lịch trong tỉnh.

Chủ tịch Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Thanh Hóa Minh Tâm cho rằng, đặc sản vùng miền đóng vai trò quan trọng và góp phần làm tăng hiệu quả, thành công cho hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch, thu hút du khách đến với địa phương. Bởi văn hóa ẩm thực nói chung được chắt lọc qua các món ăn, đồ uống đặc trưng và cách thức ăn uống tiêu biểu. Đó là cơ hội để khách du lịch được trải nghiệm những khía cạnh văn hóa truyền thống. Và Thanh Hóa là địa phương có đầy đủ điều kiện và khả năng để phát triển thương hiệu du lịch thông qua các sản phẩm đặc sản, xuất phát từ những đặc điểm về địa lý, dân tộc...

Bài và ảnh: Lê Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

1 bình luận

 Phạm Đức Trí - 17:53 18/12/22

 Trả lời

1000 Like cho phóng viên Lê Anh.

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]