(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, cùng với sự phát triển của phong trào văn hóa, văn nghệ thì các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ cũng ngày càng nở rộ. Tuy nhiên, để các sân khấu không chuyên này ngày càng phát huy hiệu quả, phản ánh thực chất phong trào, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa từ các địa phương trong việc đầu tư phát triển lực lượng nòng cốt từ cơ sở.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp sức cho sân khấu không chuyên

Những năm qua, cùng với sự phát triển của phong trào văn hóa, văn nghệ thì các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ cũng ngày càng nở rộ. Tuy nhiên, để các sân khấu không chuyên này ngày càng phát huy hiệu quả, phản ánh thực chất phong trào, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa từ các địa phương trong việc đầu tư phát triển lực lượng nòng cốt từ cơ sở.

Tiếp sức cho sân khấu không chuyên

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ không chuyên tại huyện Hà Trung ngày càng phục vụ tốt hơn đời sống tinh thần của người dân. Ảnh: Tư liệu

Theo số liệu thống kế, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 4.650 đội văn nghệ quần chúng; mỗi tổ, đội quần chúng đều có từ 20 đến 30 hạt nhân văn nghệ là các diễn viên không chuyên, cán bộ nghỉ hưu, đoàn viên, thanh niên, người lao động. Ở thời điểm chưa có dịch COVID-19, mỗi năm có hàng trăm buổi biểu diễn và các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ được tổ chức đều đặn từ tỉnh đến cơ sở, gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương và các ngày lễ lớn của dân tộc, thu hút sự tham gia của đông đảo tầng lớp Nhân dân.

Huyện Hà Trung hiện có 5 câu lạc bộ (CLB) đang hoạt động gồm CLB ca trù, CLB hò Sông Mã (thị trấn Hà Trung), CLB Dân ca và nhạc cổ truyền thuộc Trung tâm VH-TT-TT&DL huyện, CLB Hát văn (xã Hà Sơn), CLB chèo (xã Hà Tân). Ngoài ra, còn có 151 đội văn nghệ xung kích của 143 thôn, làng ở 20 xã, thị trấn và 8 cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện. Phải khẳng định rằng, thời gian qua nhiều địa phương, các cơ quan, ban, ngành trong huyện đã tích cực tổ chức các hội diễn văn nghệ không chuyên gắn với những ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của địa phương, ngành với nhiều chủ đề phong phú. Tuy chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ nhưng hầu hết các buổi diễn không chỉ đa dạng về hình thức tổ chức mà còn phong phú về nội dung. Với từng chủ đề diễn, các đơn vị đều có sự đầu tư kỹ về mọi mặt từ nội dung diễn xuất đến trang phục, đạo cụ... Song, theo chia sẻ của một số thành viên tại các CLB, đội văn nghệ trên địa bàn huyện, do cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, kinh phí tập luyện, tham gia các hội diễn chủ yếu là do các thành viên tự nguyện hoặc xã hội hóa, dẫn đến việc tham gia phong trào của người dân chưa được thường xuyên, liên tục, chất lượng chưa cao. Bởi vậy, thay vì để các phong trào phát triển một cách tự phát thì cấp ủy, chính quyền các địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa để các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng có được chỗ đứng vững chắc trong đời sống cộng đồng.

Tại huyện Thường Xuân, nét nổi bật trong phong trào văn hóa, văn nghệ đó là các hội thi, hội diễn đã được phát huy mạnh mẽ trên cơ sở trách nhiệm của cơ quan chức năng và nhu cầu của người dân. Đặc biệt, các hội diễn sân khấu không chuyên ngày càng mở rộng về quy mô, chất lượng cũng từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Cầm Bá Huyến, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, do đặc thù là huyện miền núi nên kinh phí dành cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ chưa nhiều, cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu thốn, nên nhiều địa phương, đặc biệt là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa thường xuyên tổ chức được các hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng. Hơn nữa, hạt nhân văn nghệ lại chủ yếu là lao động tự do nên việc tham gia các phong trào cũng còn hạn chế. Do đó, để phong trào ngày càng phát triển, huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và nghiên cứu cơ chế khuyến khích để các CLB, tổ, đội nhóm văn hóa, văn nghệ hoạt động ngày càng hiệu quả. Đặc biệt, có cơ chế khuyến khích các nghệ nhân dân gian để họ tham gia truyền dạy và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh, cho biết: Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng nhiều địa phương trong tỉnh đã khắc phục khó khăn, từ trong “cái khó ló cái khôn”, sáng tạo nhiều cách làm mới để hoạt động văn hóa, văn nghệ phát huy hiệu quả. Qua đó, để thấy rằng hoạt động văn hóa, văn nghệ chính là liều “vắc-xin” tinh thần hữu hiệu trước dịch bệnh. Các chương trình văn hóa, văn nghệ thời gian qua cũng được nhiều địa phương chú trọng đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất, nội dung, chất lượng nghệ thuật và con người để tạo ra các chương trình tốt, nâng cao nhận thức của người dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là kinh phí dành cho các hoạt động văn hóa, hay các hội diễn văn nghệ nhìn chung còn hạn hẹp so với nhu cầu, chủ yếu vẫn tổ chức trên tinh thần xã hội hóa của các thành viên tham gia. Do đó, chất lượng chưa cao, chưa thu hút được đông đảo Nhân dân. Bởi vậy, để “tiếp sức” cho các hoạt động văn nghệ quần chúng, nhất là các hội thi, hội diễn trong thời gian tới, không chỉ Trung tâm Văn hóa tỉnh mà các địa phương cần tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động văn nghệ quần chúng; thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa hoạt động của các CLB văn hóa, văn nghệ quần chúng với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Quan tâm bồi dưỡng, kết nạp vào CLB những hội viên trẻ tuổi, tạo sân chơi giải trí lành mạnh trong Nhân dân...

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]