(Baothanhhoa.vn) - Theo chân những người học trò đến kính lễ người thầy lớn của vùng đất Cổ Bôn xưa (nay là thôn Phúc Triền, xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn), chúng tôi đến thăm đền thờ Phúc Khê tướng Công Nguyễn Văn Nghi. Ông là vị quan thanh liêm được ba đời vua trọng dụng và là thầy dạy hai đời vua Lê: Lê Anh Tông và Lê Thế Tông.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thăm đền thờ thầy dạy hai vua

Theo chân những người học trò đến kính lễ người thầy lớn của vùng đất Cổ Bôn xưa (nay là thôn Phúc Triền, xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn), chúng tôi đến thăm đền thờ Phúc Khê tướng Công Nguyễn Văn Nghi. Ông là vị quan thanh liêm được ba đời vua trọng dụng và là thầy dạy hai đời vua Lê: Lê Anh Tông và Lê Thế Tông.

Công trình được xây dựng năm 1617, niên hiệu Hoàng Định thứ 18 đời vua Lê Kính Tông. Là ngôi đền cổ với tuổi đời hơn 400 năm, tọa lạc trên mảnh đất của dòng họ Nguyễn - dòng họ "danh gia thế phiệt" ở vùng đất danh tiếng này.

Khi còn sống, người thầy Nguyễn Văn Nghi luôn giương cao đạo học chốn quê hương và tích cực hỗ trợ cho các nho sinh trong vùng để theo đuổi sách thánh hiền. Sau khi ông mất, đền thờ được dựng lên, mỗi khi có chuyện liên quan tới học hành thi cử, người dân lại đến kính ông, thắp một nén nhang trước lúc lên đường. Những người theo đạo Nho, ra vào cửa Khổng sân Trình đều xem ông như bậc thầy học lớn để noi theo.

Con đường dẫn vào khu đền.

Khu đền thờ có tổng diện tích khoảng 38.000m2, được bố trí theo kiểu "nội công ngoại quốc", gồm 2 vòng thành khép kín: thành đất (thành ngoại), thành đá (thành nội). Đường dẫn từ thành ngoại vào thành nội được lát bằng đá xanh nguyên khối). Bên trong thành nội là các cụm kiến trúc gỗ được xây dựng theo hình chữ "Công", chữ "Tam", chữ "Nhị" và chữ "Nhất".

Trên lối đi vào thành nội có thềm rồng bằng đá.

Tượng chó đá ở đầu dãy tượng hai bên linh đạo, dáng hiền lành, tĩnh lặng, được tạo hình rất chi tiết và sinh động.

Trong đền có hai tượng voi to lớn, được xem là cặp tượng voi đá cổ lớn nhất Đông Nam Á. Tượng bên phải có chạm khắc đai xích sắt. Một con dáng vẻ quy thuận, một con biểu lộ sức mạnh như tạo thành hai thể đối nghịch của âm dương.

Tượng ngựa ở khu đền.

Văn bia ghi về gia đình, dòng họ, thân thế, sự nghiệp của Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi. Chữ viết và hoa văn được chạm khắc rất tinh tế, tỉ mỉ.

Bia đá Thượng Thư lệnh công ký, niên đại năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628). Bia có mái che hình vuông bằng đá, ghi công đức và việc cung tiến của nhân dân.

Bên trái lối vào thành nội có giếng đá cổ hình tròn được gọi là giếng Ngọc - một nét son duyên dáng của khu di tích.

Bao quanh thành nội là bức tường được xây bằng đá xanh nguyên khối.

Cổng vào thành nội có hình mái vòm, phần dưới ghép bằng đá tảng, phần trên xây bằng gạch. Trên cổng có khắc 3 chữ "Tướng Công môn" bằng đá trắng.

Bên phải lối vào đến chính có một lối nhỏ dẫn vào nơi thờ bà Quận Đăng, vợ Đăng Quận công Nguyễn Khải, người đã thay chồng chăm lo việc thờ tự cha Nguyễn Văn Nghi.

Bên trong thành nội là một phần còn lại của ngôi điện thờ...

... mang nét tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc thời Hậu Lê.

Đền thờ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi có thể được xem là công trình thờ tự tư nhân có niên đại sớm nhất cả nước của tầng lớp quan lại, quận công thời Lê - Trịnh. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của di tích này gợi mở hoặc minh chứng cho nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa đương thời, mặt khác góp phần khẳng định thêm giá trị quý báu của một di tích vốn đã vượt khỏi phạm vi của dòng họ để trở thành di sản quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, công trình đang xuống cấp nghiêm trọng, Nhà nước cần đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo để khu di tích khang trang hơn và xứng tầm với một khu dích tích lịch sử cấp quốc gia.


Lê Tình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]