(Baothanhhoa.vn) - Với mong muốn giữ lại bản sắc văn hóa của dân tộc mình, 15 năm qua bà Phạm Thị Bảo, dân tộc Mường, chi hội phụ nữ làng Nhỏi, xã Cao Ngọc (Ngọc Lặc) đã nỗ lực giữ gìn, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mường

Với mong muốn giữ lại bản sắc văn hóa của dân tộc mình, 15 năm qua bà Phạm Thị Bảo, dân tộc Mường, chi hội phụ nữ làng Nhỏi, xã Cao Ngọc (Ngọc Lặc) đã nỗ lực giữ gìn, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.

Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mường

Bà Phạm Thị Bảo tận tình hướng dẫn chị em dệt thổ cẩm.

Là người dân tộc Mường, nên từ nhỏ bà đã được các bà, các mẹ truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống, vì vậy bà luôn nung nấu phải bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Năm 2007, với số vốn 15 triệu đồng, bà Bảo đã đầu tư mua 5 khung cửi, nguyên vật liệu thổ cẩm và thành lập cơ sở sản xuất thổ cẩm Bảo Hằng, đồng thời vận động 4 chị em trong làng có tay nghề cao tham gia tổ hợp dệt thổ cẩm của mình. Bản thân bà vừa dệt, vừa thiết kế, vừa may các sản phẩm và cũng là người đưa sản phẩm thổ cẩm của cơ sở mình đi bán ở các chợ quê trong huyện. Vừa bán hàng, bà Bảo vừa trò chuyện, tiếp xúc với khách hàng để nắm bắt nhu cầu về mẫu mã, chất lượng thổ cẩm. Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thổ cẩm trong các ngày lễ, tết hay đám cưới của người Mường ngày càng tăng, bà đã chủ động trao đổi với Hội Phụ nữ xã Cao Ngọc để hội đứng ra kêu gọi hội viên phụ nữ trong làng, xã ai biết dệt thổ cẩm tham gia vào cơ sở của mình. Đến nay, cơ sở dệt thổ cẩm truyền thống Bảo Hằng đã thu hút và tạo việc làm thường xuyên cho 31 chị em. Với phương thức đầu tư nguyên vật liệu và mua lại sản phẩm theo giá thỏa thuận từng loại mặt hàng, thu nhập mỗi tháng đối với chị em tranh thủ những lúc nông nhàn từ 1 đến 1,5 triệu đồng, chị em làm thường xuyên từ 2,5 đến 3 triệu đồng. Do thường xuyên cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng nên sản phẩm thổ cẩm, như: khăn, áo, váy, đệm, túi... nên làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Ngoài ra, dệt thổ cẩm của cơ sở Bảo Hằng được Hội LHPN huyện Ngọc Lặc mang đi trưng bày, giới thiệu tại nhiều hội chợ, triển lãm hay tham gia ngày phụ nữ sáng tạo trong và ngoài tỉnh. Năm 2020, tuy ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng doanh thu của cơ sở vẫn đạt 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi gần 300 triệu đồng. Ngoài ra, bà Bảo còn tham gia nhiều lớp truyền nghề dệt thổ cẩm cho bà con dân tộc Mường trong và ngoài huyện.

Bằng tâm huyết và đam mê, bà Phạm Thị Bảo đã truyền lửa cho những người phụ nữ Mường cùng nhau bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Hiện bà Bảo đang được huyện Ngọc Lặc làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và là tấm gương sáng trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.

Bài và ảnh: Khánh Linh


Bài và ảnh: Khánh Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]