(Baothanhhoa.vn) - Chính quyền các địa phương và cơ quan quản lý văn hóa trong tỉnh cần phải xem chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh lần này là giới hạn cuối cùng để nâng cao trách nhiệm trong phạm vi quản lý cũng như phối hợp quản lý, đảm bảo ngăn chặn có hiệu quả “căn bệnh công quả” một cách vô thức ở ban quản lý di tích và các cộng đồng dân cư nơi có di tích.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngăn “căn bệnh công quả”

Chính quyền các địa phương và cơ quan quản lý văn hóa trong tỉnh cần phải xem chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh lần này là giới hạn cuối cùng để nâng cao trách nhiệm trong phạm vi quản lý cũng như phối hợp quản lý, đảm bảo ngăn chặn có hiệu quả “căn bệnh công quả” một cách vô thức ở ban quản lý di tích và các cộng đồng dân cư nơi có di tích.

Ngăn “căn bệnh công quả”

Di tích Quốc gia Đền Quan Thánh bị tô vẽ làm mất tính nguyên gốc. (Ảnh tư liệu)

Liên tiếp những tin không vui xảy ra gần đây liên quan đến di tích, danh thắng. Từ Di tích quốc gia chùa Quan Thánh ở TP Thanh Hóa bị khoan đục, tô vẽ quá mức cuối năm ngoái, đến danh thắng động Hồ Công ở huyện Vĩnh Lộc bị đưa vào nhiều vật liệu không phù hợp trong quá trình tu bổ làm mất đi tính nguyên gốc của di tích, được phát hiện đầu năm nay. Trước đó là Di tích quốc gia đền Nưa ở huyện Triệu Sơn, nghè Đông Kinh tại ở huyện Nga Sơn cũng bị xâm hại.

Những câu chuyện không vui trong tu bổ di tích chúng ta đã nghe rất nhiều. Từng có nhiều hội nghị, hội thảo được cơ quan chức năng tổ chức nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng vi phạm này, nhưng dường như càng gỡ càng trở nên rối hơn. Những di tích, danh thắng bị tấn công, xâm hại, không chỉ cho thấy “căn bệnh công quả” ngày càng trở nên trầm trọng hơn, mà vấn đề quản lý chuyên ngành cũng còn rất nhiều vấn đề. Nhiều tập thể, cá nhân thường mong muốn làm đẹp hơn di tích để tỏ lòng thành kính với các nhân vật được thờ tại di tích, tuy nhiên vì thiếu hiểu biết, duy ý chí, dẫn đến làm sai lệch yếu tố gốc của di tích. Hậu quả của việc xâm hại di tích, danh thắng không những gây ảnh hưởng xấu tới di tích, tốn kém, lãng phí kinh phí đầu tư, còn tạo dư luận không tốt trong xã hội.

Thay cho việc chạy theo, xử lý vi phạm theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”, hãy nâng cao trách nhiệm, chủ động nắm tình hình, kịp thời xử lý vi phạm từ khi còn trứng nước. Quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý di sản văn hóa không phải là không đủ mạnh, mà bởi còn có những tập thể, cá nhân thực thi chưa kịp thời, quyết liệt để ngăn cản sự xâm hại. Vấn đề đặt ra là phải cá thể hóa trách nhiệm của cá nhân liên quan, không thể tồn tại mãi câu chuyện quản lý di sản văn hóa chung chung được. Nếu vai trò, trách nhiệm của cán bộ văn hóa cơ sở được phát huy đầy đủ, cao hơn là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã, trưởng phòng văn hóa - thông tin cấp huyện, thì những vụ việc xâm hại di tích đã được phát hiện, ngăn chặn từ khi mới bắt đầu. Bởi việc xâm hại di tích diễn ra trong nhiều ngày, với quy mô rộng, chứ đâu phải là cái kim, con kiến mà không phát hiện ra.

Tại Văn bản số 4158/UBND-VX, ngày 30-3-2023 về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật về di sản văn hóa và các văn bản Chủ tịch UBND tỉnh ban hành trước đó, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Phải thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra, giám sát tại các di tích, nhằm phòng ngừa, sớm phát hiện và ngăn chặn được việc các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm đối với di tích; đảm bảo hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo, quản lý Nhà nước về di sản văn hóa, nhất là hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn, bảo đảm thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các văn bản liên quan mà tỉnh đã ban hành; có biện pháp phòng ngừa, không để xảy ra việc tổ chức, cá nhân tự ý tu bổ, phục hồi di tích khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định.

Chính quyền các địa phương và cơ quan quản lý văn hóa trong tỉnh cần phải xem chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh lần này là giới hạn cuối cùng để nâng cao trách nhiệm trong phạm vi quản lý cũng như phối hợp quản lý, đảm bảo ngăn chặn có hiệu quả “căn bệnh công quả” một cách vô thức ở ban quản lý di tích và các cộng đồng dân cư nơi có di tích. Bởi văn bản có thể ban hành thêm, nhưng một khi di tích, danh thắng bị xâm hại rồi thì có rất ít cơ hội để sửa sai.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]