(Baothanhhoa.vn) - Cách đây nhiều năm, các đám tang ở làng Vĩnh Gia (xã Hoằng Phượng, Hoằng Hóa) thường tổ chức ăn uống linh đình, gây phiền hà và tạo áp lực kinh tế cho gia chủ. Nhằm thay đổi điều này, người cao tuổi trong làng đã họp bàn, thống nhất phá bỏ lệ cũ, không tổ chức ăn uống linh đình, trống kèn quá giờ quy định, hoạt động mê tín dị đoan như khóc mướn, rải tiền, vàng mã trên đường đi... Các đám tang đều do đại diện thôn, xóm phối hợp với các đoàn thể tổ chức. Đặc biệt, khi thực hiện nếp sống văn minh làng đã đưa các quy định về lối sống văn minh, tiết kiệm vào hương ước, quy ước của làng. Người dân chỉ đến phúng viếng, tiễn đưa người quá cố chứ không dự cỗ bàn. Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã có một số gia đình lựa chọn theo hình thức hỏa táng, góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lan tỏa nếp sống văn minh ở huyện Hoằng Hóa

Cách đây nhiều năm, các đám tang ở làng Vĩnh Gia (xã Hoằng Phượng, Hoằng Hóa) thường tổ chức ăn uống linh đình, gây phiền hà và tạo áp lực kinh tế cho gia chủ. Nhằm thay đổi điều này, người cao tuổi trong làng đã họp bàn, thống nhất phá bỏ lệ cũ, không tổ chức ăn uống linh đình, trống kèn quá giờ quy định, hoạt động mê tín dị đoan như khóc mướn, rải tiền, vàng mã trên đường đi... Các đám tang đều do đại diện thôn, xóm phối hợp với các đoàn thể tổ chức. Đặc biệt, khi thực hiện nếp sống văn minh làng đã đưa các quy định về lối sống văn minh, tiết kiệm vào hương ước, quy ước của làng. Người dân chỉ đến phúng viếng, tiễn đưa người quá cố chứ không dự cỗ bàn. Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã có một số gia đình lựa chọn theo hình thức hỏa táng, góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường.

Lan tỏa nếp sống văn minh ở huyện Hoằng Hóa

Lễ hội làng Phú Khê.

Sự thay đổi trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang là điều có thể nhận ra ở nhiều địa phương khác. Nhiều nơi đưa nội dung này vào hương ước, quy ước; tổ chức tuyên truyền, vận động đẩy lùi hủ tục lạc hậu; quy hoạch nghĩa trang địa phương; khuyến khích hỏa táng. Kết quả, tình trạng tổ chức tang lễ rườm rà, kéo dài nhiều ngày, trống kèn quá công suất, ăn uống tràn lan được cải thiện rõ rệt. Hủ tục như lăn đường, khóc mướn hầu như không còn.

Không chỉ việc tang, việc cưới theo nếp sống văn minh ở Hoằng Hóa cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận. Các đám cưới trên địa bàn huyện được tổ chức văn minh, lịch sự, tiết kiệm, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế và văn hóa của từng gia đình, địa phương. Nam nữ đều tự nguyện kết hôn, cùng nhau thực hiện tốt Luật Hôn nhân gia đình, đăng ký kết hôn theo đúng thủ tục hành chính. Hình thức tổ chức lễ cưới trang trọng, các nghi thức diễn ra ngắn gọn, nhưng vẫn giữ bản sắc dân tộc. Không còn tình trạng ăn uống linh đình, nhiều nơi đã tổ chức tiệc trà theo hướng gọn nhẹ, tiết kiệm.

Cùng với sự thay đổi trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống của từng địa phương. Tình trạng tổ chức lễ hội linh đình, hoành tráng, gây tốn kém tiền bạc, mất an ninh trật tự, an toàn giao thông đã giảm hẳn. Các lễ hội chú trọng phần lễ nhằm tôn vinh các anh hùng dân tộc, thành hoàng làng nhằm giáo dục truyền thống đoàn kết, xây dựng, bảo vệ đất nước cho nhân dân. Phần hội được tổ chức vui tươi, lành mạnh, các địa phương đều chú trọng việc khôi phục và phục dựng các trò chơi dân gian, các loại hình nghệ thuật truyền thống; không có hiện tượng lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, bói toán.

Để có được những đổi thay trên, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện xuống từng thôn, xã để nhân dân hiểu và thực hiện. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân nhân, gắn việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào xây dựng thôn, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa... Bên cạnh đó, Phòng Văn hóa - Thông tin đã phối hợp với Phòng Tư pháp hướng dẫn các địa phương xây dựng và chỉnh sửa quy ước, hương ước thôn, làng phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới; lấy các nội quy làm cơ sở tiêu chuẩn bình xét các danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa; tổ chức cho nhân dân đăng ký, ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Từ đó, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung, quy định của việc thực hiện nếp sống văn minh, những quy ước, hương ước của địa phương được nhân dân nắm bắt kịp thời và thực hiện nghiêm túc.

Để phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có sức lan tỏa, thời gian tới, huyện Hoằng Hóa tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng hương ước, quy ước làng xóm về nếp sống văn hóa nông thôn, tập trung vào việc cưới, tang, chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tập trung chỉ đạo, triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Bài và ảnh: Thùy Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]