(Baothanhhoa.vn) - Sáng 9-11, UBND thị xã Nghi Sơn đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 450 năm, năm sinh danh nhân văn hoá, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ (1572-2022).

Kỷ niệm 450 năm, năm sinh danh nhân văn hoá, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ

Sáng 9-11, UBND thị xã Nghi Sơn đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 450 năm, năm sinh danh nhân văn hoá, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ (1572-2022).

Kỷ niệm 450 năm, năm sinh danh nhân văn hoá, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ

Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm.

Dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí nguyên lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; thị xã Nghi Sơn; thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định); đại diện dòng họ Đào; Trường THPT Đào Duy Từ (TP Thanh Hoá); đông đảo cán bộ, Nhân dân các xã, phường trên địa bàn thị xã Nghi Sơn.

Kỷ niệm 450 năm, năm sinh danh nhân văn hoá, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ

Đọc chúc văn tại Lễ kỷ niệm.

Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ tên tự là Lộc Khê, sinh năm Nhâm Thân 1572, tại làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, trấn Thanh Hóa (nay là phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Ông là một nhân vật lịch sử lớn ở thế kỷ XVII của nước ta, được người đương thời và cả ngày nay ca ngợi bởi tài năng kiệt xuất, tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa.

Ông là người có công khai khẩn, mở rộng vùng đất phương Nam, đặc biệt là người chỉ đạo và thi công 2 công trình quân sự nổi tiếng Lũy Trường Dục và Lũy Thầy.

Ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Ngọa Long cương vãn”, “Tư Dung vãn”. Ông cũng chính là khởi tổ của môn hát tuồng, đặc biệt là kiệt tác vũ khúc Tuồng Sơn Hậu.

Chỉ trong thời gian ngắn ngủi 8 năm (1626-1634), ông đã làm nên những kỳ tích phi thường, giữ vững cơ nghiệp của Chúa Nguyễn, mở mang bờ cõi phương Nam, sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao, làm cho Đằng trong phồn vinh và hùng cường.

Kỷ niệm 450 năm, năm sinh danh nhân văn hoá, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ

Đại diện lãnh đạo Thị xã Nghi Sơn đọc diễn văn Lễ kỷ niệm.

Ngưỡng mộ công lao, đóng góp của Đào Duy Từ đối với đất nước, sau khi ông mất (năm Giáp Tuất 1634), năm 1939, Nhân dân đã lập đền thờ ông tại tổ dân phố Sơn Thắng, phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn ngày nay. Năm 2002, đền thờ được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Kỷ niệm 450 năm, năm sinh danh nhân văn hoá, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ

Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu.

Kỷ niệm 450 năm, năm sinh danh nhân văn hoá, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ

Với chủ đề “Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ - Văn, võ song toàn, đức rộng tài cao”.

Tại lễ kỷ niệm, chương trình nghệ thuật sân khấu hoá mang tên “Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ - Văn, võ song toàn, đức rộng tài cao”, gồm 3 chương: “Ngọc sơn linh thiêng hun đúc hiền tài”, “Cánh chim vượt gió, rạng rỡ trời Nam”, “Khát vọng quê hương”, được dàn dựng công phu bởi Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Thanh Hóa, đã tái hiện đậm nét thân thế, sự nghiệp và những công lao đóng góp to lớn của ông đối với quê hương, đất nước.

Kỷ niệm 450 năm, năm sinh danh nhân văn hoá, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ

Các đại biểu trồng cây lưu niệm tại di tích lịch sử Đền thờ Đào Duy Từ.

Cũng tại buổi lễ, các đồng chí nguyên lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thanh Hoá, thị xã Nghi Sơn, thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), và đại diện dòng họ Đào đã trồng cây lưu niệm tại di tích lịch sử đền thờ Đào Duy Từ.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]