(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn, huyện Thường Xuân đã tiến hành đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, danh thắng, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch.

Huyện Thường Xuân tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn, huyện Thường Xuân đã tiến hành đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, danh thắng, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch.

Huyện Thường Xuân tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịchDu khách đến tham quan, vãn cảnh Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà chúa Thượng ngàn thuộc Khu Di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh Cửa Đặt (xã Vạn Xuân).

Hiện nay, huyện Thường Xuân có 5 di tích, trong đó có 4 di tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh, 1 danh lam thắng cảnh. Theo thống kê, mỗi năm các di tích đón hàng chục nghìn lượt du khách đến tham quan, vãn cảnh. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, những năm qua huyện Thường Xuân đã tiến hành rà soát, đánh giá lại thực trạng các di tích lịch sử, danh thắng trên địa bàn huyện và có kế hoạch trùng tu, tôn tạo. Bằng nguồn vốn của huyện và nguồn vốn xã hội hóa, từ năm 2008 đến nay, huyện đã tập trung xây mới, sửa chữa, tôn tạo Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà chúa Thượng ngàn thuộc Khu Di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh Cửa Đặt; quy hoạch, tôn tạo địa điểm thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Thường Xuân (xã Vạn Xuân); quy hoạch đưa Đền Cô vào quần thể Khu Di tích danh thắng Cửa Đặt; quy hoạch mặt bằng mới Di tích đền Cầm Bá Hiển..., với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, hiện nay huyện Thường Xuân đang có kế hoạch quy hoạch, tôn tạo lại địa danh Hội thề Lũng Nhai ở thôn Xuân Thành (xã Ngọc Phụng); Di tích kiến trúc đình làng Hồ, xã Thọ Thanh; phục dựng lại lễ hội Nàng Han, lễ hội đâm trâu tế trời ở xã Vạn Xuân. Song song với việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, việc tổ chức lễ hội truyền thống cũng được duy trì theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Gắn với đó, huyện Thường Xuân đã và đang đẩy mạnh xây dựng, triển khai thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch; tập trung đầu tư, nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Hiện nay huyện Thường Xuân đã hoàn thiện tuyến đường ven hồ Cửa Đạt từ trung tâm đón khách thuộc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên lên Trạm Kiểm lâm Sông Khao, đường vào thác Yên, thác Xuân Thủy; xây dựng các trạm phát sóng điện thoại di động Vinaphone phủ sóng toàn bộ khu vực lòng hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt. Đồng thời, hoàn thiện và đưa vào sử dụng trạm đón khách Sông Khao có thể phục vụ 60 khách ăn nghỉ; đầu tư 12 xuồng composite, 3 thuyền vỏ sắt để chở khách tham quan lòng hồ và thác Yên...

Trong thời gian tới, huyện Thường Xuân tiếp tục kêu gọi các nguồn vốn tập trung trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, gắn với phát triển du lịch.

Bài và ảnh: Thiện Nhân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]