(Baothanhhoa.vn) - Thọ Xuân là vùng đất “địa linh nhân kiệt” nơi phát tích của hai vương triều hiển hách Tiền Lê và Hậu Lê. Với những giá trị lịch sử to lớn, hai khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh và đền thờ Lê Hoàn là điểm đến của du khách nội địa và quốc tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thọ Xuân bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thọ Xuân là vùng đất “địa linh nhân kiệt” nơi phát tích của hai vương triều hiển hách Tiền Lê và Hậu Lê. Với những giá trị lịch sử to lớn, hai khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh và đền thờ Lê Hoàn là điểm đến của du khách nội địa và quốc tế.

Huyện Thọ Xuân bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịchMúa Pôồn Pôông của đồng bào dân tộc Mường ở xã Xuân Phú luôn là tiết mục đặc sắc tại Lễ hội Lam Kinh hàng năm.

Ngoài ra, Thọ Xuân có mật độ di tích lịch sử văn hóa dày đặc, đến nay, toàn huyện có tới 55 di tích được xếp hạng. Trong 2 năm qua, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn toàn huyện đã được quản lý tốt, công tác trùng tu, tôn tạo, nâng cấp luôn được huyện và các xã, thị trấn quan tâm, thường xuyên với kinh phí hàng chục tỷ đồng. Trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác bảo tồn các di tích, danh thắng đã được nâng lên.

Hàng năm, các lễ hội trên địa bàn huyện được tổ chức nhằm bảo tồn nét văn hóa của địa phương, đồng thời tuyên truyền, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, yêu quê hương, đất nước, phát huy giá trị của di tích góp phần thu hút con em quê hương, Nhân dân và du khách trên khắp mọi miền Tổ quốc về dâng hương, tìm hiểu lịch sử, tham quan, vãn cảnh. Các lễ hội lớn trên địa bàn huyện như lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả, lễ hội Lê Thánh tông... là nguồn tài nguyên phi vật thể vô giá để huyện Thọ Xuân thúc đẩy du lịch phát triển. Song song với đó, huyện còn tập trung phát triển các làng nghề truyền thống, với các sản phẩm nổi tiếng: Bánh gai Tứ Trụ; bánh lá răng bừa Xuân Lập; kẹo lạc Xuân Yên; nem chua Xuân Bái; nem nướng thị trấn Thọ Xuân; làng nón Thọ Lộc; đồ mỹ nghệ (Xuân Bái, Thọ Minh, Bắc Lương). Bên cạnh đó, còn có một số sản phẩm khác: Bưởi Luận Văn; tranh đá, tranh gạo rang... Trong khoảng 3 năm trở lại đây, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu tập thể cho các đặc sản địa phương, huyện cũng đã bước đầu hình thành nên các tour du lịch làng nghề và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ du khách thập phương. Các làng nghề không chỉ tập trung sản xuất nâng cao thu nhập, bảo tồn các giá trị nghề truyền thống mà còn từng bước làm du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng. Các sản phẩm làng nghề truyền thống, đặc sản địa phương vừa giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và vừa là những món quà đầy ý nghĩa, được du khách gần xa yêu thích.

Năm 2019, lượng khách du lịch đến dâng hương, tham quan, tại các khu di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện ước đạt gần 400.000 lượt khách. Trong 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lượng khách du lịch giảm mạnh so với cùng kỳ. Ngay sau khi hoạt động du lịch được khôi phục trở lại, huyện Thọ Xuân đã triển khai nhiều giải pháp kích cầu du lịch, trong đó chỉ đạo các địa phương tu bổ, chỉnh trang khuôn viên di tích, thường xuyên mở cửa đón du khách; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các di tích lịch sử văn hóa, các giá trị phi vật thể; tiếp tục hình thành và kết nối các tour du lịch tới các di tích, danh thắng trên địa bàn, thu hút ngày càng nhiều du khách; xây dựng các sản phẩm du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm làng nghề truyền thống, du lịch về nguồn dành cho thế hệ trẻ; bảo tồn các trò diễn dân gian; tổ chức thành công các lễ hội lớn như lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn năm 2020...

Bài và ảnh: Mạnh Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]