(Baothanhhoa.vn) - Với lợi thế, tiềm năng sẵn có, Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa. Tuy nhiên, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ở một số điểm đến du lịch đã và đang có sự trùng lặp, thậm chí có dấu hiệu bị “xâm hại”.

Giữ mạch nguồn văn hóa trong phát triển du lịch (Bài 2): Còn chậm đổi mới, ít sáng tạo

Với lợi thế, tiềm năng sẵn có, Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa. Tuy nhiên, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ở một số điểm đến du lịch đã và đang có sự trùng lặp, thậm chí có dấu hiệu bị “xâm hại”.

Giữ mạch nguồn văn hóa trong phát triển du lịch (Bài 2): Còn chậm đổi mới, ít sáng tạoNhà sàn được chủ đầu tư xây dựng tại Khu du lịch sinh thái bản Năng Cát - Thác Ma Hao, xã Trí Nang (Lang Chánh) được cho là không đúng với kiến trúc của đồng bào dân tộc Thái. Ảnh: Hoài Anh

Như Xuân có 4 dân tộc Thái, Thổ, Mường, Kinh cùng chung sống, tạo nên một bức tranh đa sắc về văn hóa - xã hội. Trên địa bàn huyện có 6 di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, danh lam thắng cảnh được xếp hạng. Cùng với đó là những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc như nghệ thuật diễn xướng xường giao duyên của dân tộc Mường; nghi thức chậm đò ho, múa bắt nhái của dân tộc Thổ; tục cầu mưa, múa cá sa của dân tộc Thái... và một số lễ hội truyền thống như lễ hội dâng trâu tế trời Đền Chín gian (xã Thanh Quân), Lễ hội Đình Thi (thị trấn Yên Cát).

Trong những năm gần đây, một số điểm du lịch trên địa bàn huyện đã được hình thành và đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận khách du lịch như thác Đồng Quan, thác Cổng Trời (xã Hóa Quỳ); thác Mồng (xã Thanh Quân); di tích lịch sử Đình Thi (thị trấn Yên Cát)... Tuy nhiên, theo đánh giá của huyện và một số chuyên gia du lịch, các sản phẩm du lịch này hiện nay vẫn chưa hoàn thiện, thiếu độc đáo, không có sự kết nối, chủ yếu là khách trong huyện và tham quan trong ngày.

Từng tham gia khảo sát các điểm du lịch trên địa bàn huyện Như Xuân, chuyên gia du lịch Ngô Kỳ Nam cho rằng: “Các điểm đến du lịch của huyện Như Xuân, đặc biệt là du lịch sinh thái cộng đồng ra đời ở thời điểm “bão hòa”, thế nhưng chưa đi sâu vào khai thác các giá trị văn hóa để tạo nên sự khác biệt. Mặt khác, ở các điểm du lịch chưa huy động sự tham gia của cộng đồng tạo nên những sản phẩm mà ở đó du khách được trải nghiệm cuộc sống hàng ngày, được thụ hưởng, cảm nhận những giá trị văn hóa bản địa”.

Thực tế, đây không phải là câu chuyện của riêng huyện Như Xuân mà là thực trạng chung của nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, du lịch là để khám phá những vùng đất mới, những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc, khác biệt. Cũng đã có nhiều giải pháp, cách làm được các cấp, ngành, địa phương đặt ra, đặc biệt là việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững. Thế nhưng quá trình triển khai, thực hiện còn chậm đổi mới, ít sáng tạo.

Tại huyện Lang Chánh, Khu du lịch sinh thái bản Năng Cát - Thác Ma Hao (xã Trí Nang) đã được quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và giao cho chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Ma Hao) vào tháng 3-2021. Theo quy hoạch, khu du lịch sinh thái có tổng diện tích 17,4 ha, nằm trên địa bàn bản Năng Cát khoảng 14,3 ha, thác Ma Hao khoảng 3,1 ha; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 113,407 tỷ đồng; được đầu tư xây dựng với tính chất là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá danh thắng thiên nhiên, gắn với văn hóa cộng đồng người Thái. Việc quy hoạch các phân Khu du lịch sinh thái bản Năng Cát - Thác Ma Hao được xây dựng trên cơ sở bảo vệ nguồn “sinh thủy”, cảnh quan, môi trường, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trên cơ sở cần tận dụng triệt để ưu thế về địa hình, cảnh quan thiên nhiên, hệ thống cây xanh, mặt nước, ruộng bậc thang, đồng thời tạo được sự phù hợp và hài hòa với không gian kiến trúc của các khu vực bản làng hiện hữu, bảo tồn lối sống và kiến trúc truyền thống... Qua đó từng bước giúp người dân địa phương có nguồn thu nhập ổn định từ du lịch, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Dù được quy hoạch bài bản, nhưng đến nay du lịch huyện Lang Chánh nói chung, trọng điểm du lịch bản Năng Cát - Thác Ma Hao nói riêng vẫn chậm phát triển, thậm chí việc triển khai thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế; các giá trị văn hóa mang tính bản địa chưa được chú trọng đúng mức; sản phẩm du lịch có tính trùng lặp...

Ngày 15-5-2023 Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Lang Chánh. Phát biểu tại buổi làm việc, một số thành viên đoàn giám sát đã nêu ra những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch và thực hiện quy hoạch; những bất cập về hệ thống giao thông; cơ sở vật chất, hạ tầng; chất lượng dịch vụ; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch... Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Tuấn Tưởng chỉ rõ: “Xã Trí Nang có 97% là đồng bào dân tộc Thái với những giá trị văn hóa đặc sắc, thế nhưng khu vực bản Năng Cát nhà đầu tư hiện đang xây dựng một số nhà sàn không đúng với kiến trúc truyền thống. Về phía người dân chưa thực sự chú trọng đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, nhiều nhà sàn truyền thống nhưng lại lợp mái tôn”...

Mặc dù được nhận định có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch mang đậm bản sắc văn hóa so với nhiều địa phương trong khu vực. Thế nhưng, không chỉ riêng các huyện Như Xuân, Lang Chánh mà vấn đề phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém; sản phẩm có sự trùng lặp, thiếu tính đồng bộ; chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch mang dấu ấn văn hóa khác biệt, có chất lượng bền vững.

Hoài Anh

Bài cuối: Khơi thông điểm nghẽn, tạo đà phát triển.

Tin liên quan:
  • Giữ mạch nguồn văn hóa trong phát triển du lịch (Bài 2): Còn chậm đổi mới, ít sáng tạo
    Giữ mạch nguồn văn hóa trong phát triển du lịch (Bài 1): Văn hóa - nguồn lực ...

    Xứ Thanh, mảnh đất chất chứa tài nguyên di sản văn hóa phong phú và độc đáo với nhiều phong tục, tập quán, sắc màu thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội văn hóa dân gian... của các dân tộc anh em cùng sinh sống. Những năm qua, các giá trị văn hóa ấy chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]