(Baothanhhoa.vn) - Từ xưa đến nay, gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là nơi gìn giữ, vun đắp và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam. Bởi vậy, dù ở thời đại nào thì việc giữ gìn và phát huy nếp sống văn hóa gia đình cũng là việc làm cần thiết.

Giữ gìn và phát huy nếp sống văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại

Từ xưa đến nay, gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là nơi gìn giữ, vun đắp và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam. Bởi vậy, dù ở thời đại nào thì việc giữ gìn và phát huy nếp sống văn hóa gia đình cũng là việc làm cần thiết.

Giữ gìn và phát huy nếp sống văn hóa gia đình trong xã hội hiện đạiGia đình ông Trương Phú Nghĩa, thôn Quang Trung, xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa) luôn là gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền.

Trong cuộc sống hiện đại, vai trò của gia đình càng trở nên quan trọng, trở thành thước đo sự ổn định và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nhiều giá trị, chuẩn mực truyền thống cũng đã và đang thay đổi để phù hợp với chuẩn mực của xã hội mới. Điều này thể hiện ngay trong cấu trúc của gia đình, khi ngày càng ít đi những gia đình nhiều thế hệ tam đại, tứ đại đồng đường; rồi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng dần trở nên lỏng lẻo, mâu thuẫn giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống, vấn đề chăm sóc người cao tuổi; tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn; tình trạng bạo lực trong gia đình; các tệ nạn xã hội đã và đang len lỏi vào một số gia đình...

Bởi vậy, khi xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ hài hòa trong gia đình. Việc giáo dục nếp sống văn hóa trong gia đình từ các hoạt động hàng ngày, như giao tiếp, ứng xử, ăn mặc, sinh hoạt, vui chơi, giải trí... cũng được đề cao hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, để giữ gìn và xây dựng nếp sống văn hóa trong gia đình, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh ta đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, phù hợp với thuần phong mỹ tục của từng địa phương, từng dân tộc. Cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng; kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình về phòng, chống bạo lực gia đình, triển khai thực hiện các mô hình, câu lạc bộ như 5 không, 3 sạch, câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau... lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nhờ đó, tỷ lệ gia đình văn hóa không ngừng tăng lên hàng năm. Năm 2019, toàn tỉnh có 776.759/957.825 gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa (đạt tỷ lệ 81,1%); năm 2020, có 862.043/957.825 gia đình đăng ký phấn đấu để xét công nhận danh hiệu gia đình văn hóa (đạt tỷ lệ 90%).

Thực tế cũng cho thấy, ở các địa phương trong tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều gia đình văn hóa tiêu biểu, có lối sống đẹp và tích cực đóng góp cho cộng đồng. Điển hình như gia đình ông Trương Phú Nghĩa, xã Hoằng Thanh (Hoàng Hóa), dù có 3 thế hệ cùng chung sống nhưng nhiều năm nay vẫn được đánh giá là gia đình văn hóa tiêu biểu. Trò chuyện với chúng tôi, ông Nghĩa chia sẻ: “Trong gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, các thành viên sẽ có những quan điểm sống và suy nghĩ khác nhau. Do vậy, để chung sống hòa thuận dưới một mái nhà, vợ chồng tôi luôn khuyên con, cháu phải giữ gìn nếp sống văn hóa trong gia đình, phải kính trên nhường dưới, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau. Chính vì vậy, các con cháu của tôi đều rất ngoan ngoãn, nghe lời, sống hiếu thuận với bố mẹ, anh chị em”. Cùng với việc gìn giữ nếp sống văn hóa trong gia đình, gia đình ông Nghĩa cũng luôn tích cực với công tác xã hội, tham gia phong trào gìn giữ vệ sinh môi trường; công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở địa phương và luôn là tấm gương sáng cho bà con lối xóm học theo.

Là một trong những địa phương được đánh giá đi đầu trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã chủ động triển khai những cách làm mới, bài bản, chặt chẽ trong bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Đồng thời, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng, giữ gìn nếp sống văn hóa trong gia đình thông qua các cuộc vận động, phong trào với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tuyên truyền qua các cuộc họp thôn, các hội nghị; tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; xây dựng khu dân cư 3 không (khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội; khu dân cư không vi phạm vệ sinh môi trường, các quy định về việc cưới, việc tang, lễ hội; khu dân cư không vi phạm hương ước, quy ước)... Từ đó, góp phần hạn chế tình trạng bạo lực gia đình, tình trạng ly hôn, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bên vững. Nếu như đầu năm 2021, toàn huyện có 57.880/60.930 (đạt tỷ lệ 95%) gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; thì kết quả có đến 49.950/60.930 (đạt tỷ lệ 80,6%) gia đình được công nhận gia đình văn hóa.

Với mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, ngày 29-5-2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng xác định “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Bởi vậy, việc xây dựng gia đình phát triển bền vững, phát huy giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa hiện đại là hướng đi đúng đắn hướng tới sự phát triển lành mạnh, vì một xã hội tiến bộ, văn minh.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]